Ôn tập kiểm tra văn bản 45 phút tập trung - Học kì 2 - lớp 6

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2416Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra văn bản 45 phút tập trung - Học kì 2 - lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra văn bản 45 phút tập trung - Học kì 2 - lớp 6
ÔN TẬP KIỂM TRA
VĂN BẢN 45 PHÚT TẬP TRUNG
- HK2 - LỚP 6
Phần 1 : (2 điểm) Trắc nghiệm -mức độ nhận biết
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (). Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưu nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”
  ( “Bài học đường đời đầu tiên”- trích “Dế Mèn phiêu lưu ký”-Ngữ văn 6 Tập II)
1. Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”được viết theo thể loại gì?
          A. Truyện ký              B. Bút ký               C. Hồi ký                D. Viết thư
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
          A.Tự sự                  B. Miêu tả              C. Biểu cảm            D. Nghị luận
3. Nội dung của đoạn văn trên là:
          A. Miêu tả ngoại hình, hành động và tính nết của Dế Mèn.
          B. Miêu tả tính cách của Dế Mèn.
          C. Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
          D. Miêu tả hành động ngỗ nghịch của Dế Mèn
4. Từ “mẫm” trong đoạn văn có nghĩa là gì?
          A. Đầy đặn, mập mạp                  B. Căng tròn           C. Láng mượt                               C. Chắc chắn.
5. Nhận xét nào đúng về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên ?
Tự sự kết hợp với nghị luận	C. Tự sự kết hợp với miêu tả
Tự sự kết hợp với biểu cảm	D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm
6. Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai?
Nhà văn	B. Dế Mèn	C. Dế Trũi 	D. Chị Cốc
7. Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?
Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn
Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn
Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
8. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
điều độ	B. phanh phách	C. hủn hoẳn	D. rung rinh
Phần 2 : (2 điểm) mức độ thông hiểu- mức độ vận dụng thấp
BÀI THƠ
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Minh Huệ
2 khổ thơ đầu 
Anh đội viên thức dậy 
Thấy trời khuya lắm rồi 
Mà sao Bác vẫn ngồi 
Đêm nay Bác không ngủ. 
Lặng yên bên bếp lửa 
Vẻ mặt Bác trầm ngâm 
Ngoài trời mưa lâm thâm 
Mái lều tranh xơ xác. 
2 khổ thơ cuối
Anh đội viên nhìn Bác 
Bác nhìn ngọn lửa hồng 
Lòng vui sướng mênh mông 
Anh thức luôn cùng Bác. 
Đêm nay Bác ngồi đó 
Đêm nay Bác không ngủ 
Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh.
Phần 4: (4 điểm) mức độ vận dụng cao
ĐOẠN VĂN CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT NV6 – HKII
(Một số gợi ý tham khảo để viết đoạn)
1.      Dế Mèn (Bài học đường đời đầu tiên).
-       Sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh Dế Mèn đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
-       Nhờ ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn chóng lớn và chẳng bao lâu trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
-       Ngoại hình của Dế Mèn rất đẹp, một vẻ đẹp oai phong, hùng dũng, mạnh mẽ với cái đầu to và nổi từng tảng, cánh thì dài tận chấm đuôi.
-       Thế nhưng, thật đáng tiếc khi chú lại có tính cách kiêu căng, xốc nổi, thường hay chọc phá, cà khịa với tất cả mọi người.
-       Chú đối xử với Dế Choắt hết sức trịch thượng, ra vẻ ta đây, chẳng chịu đào giúp hang cho Choắt mà còn khinh thường, lên mặt dạy bảo.
-       Và ai có ngờ, một lần trêu chọc chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt để từ đó hối hận ăn năn và rút ra cho mình một bài học sâu sắc.
-       Em rất thích Dế Mèn, một nhân vật vừa đáng trách lại vừa đáng quý khi biết nhận ra lỗi lầm của mình.
2.      Người anh (Bức tranh của em gái tôi).
-       Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
-       Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi.
-       Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em.
-       Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi vì “bất tài vô dụng”.
-       Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim.
-       Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: thoạt tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.
-       Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế.
-       Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
3.      Kiều Phương (Bức tranh của em gái tôi).
-       Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
-       Kiều Phương là một cô bé hiếu động, mặt mũi lúc nào cũng lấm lem nên có biệt danh là “Mèo” do anh trai đặt.
-       Thế nhưng cô bé ấy lại là một tài năng hội họa với những bức tranh có thể treo bất kì nơi nào ở phòng khách.
-       Dù có tài và được mọi người quý mến, Kiều Phương vẫn giữ được tính cách hồn nhiên tinh nghịch đáng yêu của mình.
-       Biết anh trai ghen tị, cau có gắt gỏng với mình, nhưng Kiều Phương với trái tim nhân hậu và tình cảm trong sáng, cô bé đã giúp anh thấy được lỗi lầm qua bức tranh đoạt giải nhất mang tên “Anh trai tôi”.
-       Thật thú thị khi thấy lòng nhân hậu đã thắng tính ghen tị cũng như người anh biết bắt đầu “xấu hổ” nhận ra hạn chế của chính mình đồng thời cảm nhận được lòng nhân hậu của người em.
-        Nhân vật Kiều Phương thật tuyệt vời, qua đó em rút ra được bài học cho mình là cần có lòng nhân hậu trong cuộc sống.
4.      Dượng Hương Thư (Vượt thác).
-       Sau khi học xong văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng, hình ảnh dượng Hượng Thư đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
-       Dượng Hương Thư khi ở nhà là một người có tính tình hiền lành nhu mì, ai nói gì cũng vâng vâng dạ dạ.
-       Thế nhưng lúc vượt thác thì hình ảnh của dượng Hương Thư hoàn toàn trái ngược.
-       Dượng cởi trần, bắp thịt cuồn cuộn, trông săn chắc như một pho tượng đồng đúc.
-       Các động tác của dượng rập ràng nhanh như cắt, mạnh mẽ, quyết liệt, ghì chặt ngọn sào trông như một hiệp sĩ giữa Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-       Cuối cùng thì thác dữ đã chịu khuất phục trước sức mạnh của con người để mở ra cảnh êm đềm thơ mộng với dòng sông chảy quanh co dọc theo những núi cao sừng sững.
-       Ôi đẹp làm sao hình ảnh dượng Hương Thư - người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn của mảnh đất miền Trung đầy gian khó.
 5     Bác Hồ (Đêm nay Bác không ngủ).
-       Sau khi học xong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” cuả tác giả Minh Huệ, hình ảnh Bác Hồ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
-       Là chủ tịch nước nhưng bác không ngại khó khăn gian khổ trực tiếp tham gia theo dõi và chỉ huy chiến dịch Biên giới 1950.
-       Trong đêm dừng chân nghỉ ngơi bên những mái lều tranh che tạm, mưa thì kéo dài không dứt, hình ảnh Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm các anh đội viên thật xúc động.
-       Ôi Bác yêu thương, chăm sóc các anh chiến sĩ như người cha người mẹ ở nhà.
-       Đến từng người một, Bác dém lại chăn, sợ các anh giật mình Bác phải đi nhón chân nhẹ nhàng.
-       Bác không ngủ được vì thương các anh đội viên đêm nay ngủ ngoài rừng, lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn..
-       Cảm động biết bao khi Bác thức để mong trời sáng mau mau.
-       Em vô cùng yêu kính và cảm phục trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác – Người Cha của dân tộc – một người mà suốt đời sống theo chân lí: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxON_TAP_VAN_6.docx