Ôn tập kiểm tra Số học 6 bài thứ 1 – Học kỳ 1

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra Số học 6 bài thứ 1 – Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra Số học 6 bài thứ 1 – Học kỳ 1
ÔN TẬP KIỂM TRA SỐ HỌC BÀI THỨ 1 – HỌC KỲ 1
TẬP HỢP:
Lý thuyết:
Đặt tên tập hợp: dùng chữ cái in hoa.
Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “ ; ” (nếu có phần tử là số) hoặc dấu “ , ”.
Có 2 cách viết tập hợp, đó là:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Số phần tử của một tập hợp:
Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợpkí hiệu:
Chú ý:
Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp nhau từ a đến b có b – a +1 phần tử.
Tập hợp các số chẵn từ số chẵn c đến số chẵn d có (d – c) : 2 + 1 phần tử.
Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (m – n) : 2 + 1 phần tử.
Tập hợp con: 
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp B. Kí hiệu hay 
Ví dụ: A = {1; 2; 3}
B = {1; 2; 3; 4; 5}
Vậy 
Hai tập hợp bằng nhau:
Nếu và thì A = B.
Ví dụ: A = {1; 2; 3; 4}
B = {4; 3; 2; 1}
Vậy A = B
Bài tập:
Bài tập làm tại lớp:
Bài 1: Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 7 nhưng nhỏ hơn 11 bằng hai cách.
Bài 2: Cho B = {}
Viết tập hợp B bằng cách liệt kê các phần tử. 
Điền ký hiệu thích hợp vào chỗ trống:
0B ; 6B ; 7B ; {1}.B ; {2; 3; 4}B ; {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}B
Bài 3: Tính số phần tử của các tập hợp sau:
C = {15; 16; 17;...; 109}
D = {30; 32; 34;...; 98}
E = {23; 25; 27;; 223}
Bài tập sách giáo khoa ôn lại ở nhà: 
Bài 1 + 2 + 3 trang 6 ; Bài 7 + 8 trang 8 ; Bài 17 + 18 + 20 trang 13 ; Bài 21 + 23 trang 14.
Tập hợp N và N*:
Tập hợp số tự nhiên: N = {0; 1; 2; 3;}
Tập hợp số tự nhiên khác 0: N* = {1; 2; 3;}
Ôn các bài tập trong sách giáo khoa: Bài 6 + 9 + 10 trang 8.
Số La Mã:
Các số La Mã đặc biệt: I = 1 , V = 5 , X = 10 , IV = 4 , IX = 9
Các số La Mã từ 1 đến 10: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X (học thuộc lòng)
Viết số La Mã: Lưu ý giá trị số La Mã bằng tổng các chữ số
Ví dụ: 12 = 10 + 2 = X + II = XII
	14 = 10 + 4 = X + IV = XIV
	29 = 20 + 9 = 10 + 10 + 9 = X + X + IX = XXIX
Giá trị số La Mã: Lưu ý giá trị số La Mã bằng tổng các chữ số
Ví dụ: XVII = X + VII = X + V + I + I = 10+5+1+1 = 17 (hoặc XVII = X + VII = 10 + 7 = 17)
	XXIV = X + X + IV = 10 + 10 + 4 = 24
	.
Ôn các bài tập trong sách giáo khoa: Bài 15a và 15b trang 10.
Phép cộng và phép nhân – Phép trừ và phép chia:
Lý thuyết:
Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng.
Phép nhân: Thừa số . Thừa số = Tích.
Phép trừ: Số bị trừ + Số trừ = Hiệu.
Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương.
Bảng tính chất của phép cộng và phép nhân trong sách giáo khoa trang 7.
Tìm x:
x + a = b	
x = b – a
a + x = b
 x = b – a
x.a = b
x = b : a
a.x = b
 x = b : a
x – a = b
x = b + a
a – x = b
 x = a – b
x : a = b
x = b.a
a : x = b
 x = a : b

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn_tap_chuong_1.docx