Ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Khối lớp 4 - Năm học 2018-2019

docx 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Khối lớp 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Khối lớp 4 - Năm học 2018-2019
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 
Khối lớp 4
Năm học 2018 – 2019
I. Phần trắc nghiệm:
BÀI 1
1. Nước Văn Lang có vua nào?
A. Vua Hùng	B. Vua Đinh Tiên Hoàng	C. Vua Lý Thái Tổ	D. Vua Lê Thái Tổ
2. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? 
A. Văn Lang. 	B. Âu Lạc. 	C. Việt Nam.	D. Đại Cồ Việt
3. Vị vua đầu tiên của nước ta là? 
A. An Dương Vương. B. Vua Hùng Vương. 	C. Ngô Quyền. 	D. Lê Đại Hành
4. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. 700 năm TCN.	B. Khoảng 700 năm TCN	C. Khoảng 700 năm SCN	D. 700 năm SCN
5. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Công cụ dùng để làm ruộng.               	1. Giáo mác.
b. Công cụ dùng làm vũ khí.                	2. Vòng trang sức.
c. Công cụ dùng làm trang sức.            	 3. Lưỡi cày đồng.
6. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?
A. 15 đời vua.	B. 17 đời vua.	C. 18 đời vua	D. 16 đời vua
7. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước nào dưới đây là đúng nhất của Văn Lang?
A. Vua -> lạc hầu -> Lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.	C. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
B. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> dân thường -> nô tì.	D. Vua-> lạc hầu-> Lạc tướng-> dân thường-> nô tì.
8. Đâu không phải là phong tục, tập quán của người Lạc Việt dới thời Văn Lang?
A. Nhuộm răng đen.	B. Ăn trầu	C. Búi tóc	D. Đeo hoa tai bằng đá, đồng.
BÀI 2
1. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
B. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà
D. Cả phương án A & B đều đúng.
2. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?
A. An Dương Vương.	B. Vua Hùng Vương.	C. Ngô Quyền.	D. Vua Lê Đại Hành
3. Thành tựu đặc sắc về xây dựng của người dân Âu Lạc là gì?
A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. 	C. Sử dụng lưỡi cày bằng đồng.
B. Xây dựng thành Cổ Loa.	D. Cả A & Bđều đúng.
4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.
A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.	B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.	C. Cây tre trăm đốt.	D. Rùa vàng (Rùa Thần)
5. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là gì?
A. Nơi đóng đô.	C. Nông nghiệp và sản xuất.
B. Tục lệ sinh sống.	D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.
6. Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
A. Văn Lang	B. Lạc Việt	C. Âu Việt	D. Âu Lạc
7. An Dương Vương đóng đô ở đâu?
A. Phong Châu (Phú Thọ)	B. Hoa Lư (Ninh Bình)	C. Cổ Loa ( Hà Nội)	D. Thăng Long (HN)
8. Nhà nước Âu Lạc Được hình thành vào thời gian nào? Kết thúc năm nào?
A. 218 TCN – 179 SCN.	B. 218 SCN – 179 TCN	C. 218 TCN – 179 TCN	D. 218 TCN – 938.
BÀI 3
1. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.
B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.
C. Chia Âu Lạc thành các quận huyện do chính quyền người Hán cai quản.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
2. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?
A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh. 	C. Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.
B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.	D. Giữ được các phong tục truyền thống vốn có.
3. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:
A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng. 	C. Chiến thắng Lí Bí.
B. Chiến thắng Bạch Đằng.	D. Chiến thắng chống quân xâm lược Tống.
4. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Khởi nghĩa Bà Triệu.                 	1. Năm 776
b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.            	2. Năm 905
c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.         	3. Năm 248
d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng.         	4. Năm 722
*5. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh chính sách áp bức, bốc lột của các triều đại PKPB đối với nước ta:
 Nước Âu Lạc bị chia thành ., . Do chính quyền người Hán cai quản. Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta lên rừng .., tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, ., bắt đồi mồi, khai thác săn hô để Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với ., bắt dân ta theo  của người Hán, ..Hán, sống theo  của người Hán.
6. Chính sách đưa người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục người Hán,.. còn gọi là chính sách gì?
A. Đồng hóa.	B. Áp bức, bốc lột	C. Biến dân ta thành dân hán	D. Đáp án khác
7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:
 Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Trong thời gian đó, mặc dù bị.., 
bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy ... Bằng chiến thắng vang dội, nhân dân ta đã giành lại được  hoàn toàn .
8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:
 Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn  được các phong tục truyền thống vốn có như , , mở các lễ hội . Với những trò đua thuyền, đánh vật và . Đồng thời dân ta cũng biết  nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ . Bằng vàng, bạc v.v của ..
BÀI 4
1. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
A. Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán.
B. Chồng bà Trưng Trắc (Thi sách) bị Tô Địch giết hại.
C. Chứng tỏ cho nhân dân biết, phụ nữ cũng đánh được giặc.
D. Để đền nợ nhà, trả thù nước.
2. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?
A. 179 TCN	B. Năm 40	C. Cuối năm 40	D. Năm 938
3. Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
A. Thất bại	B. Thắng lợi	C. Thắng lợi hoàn toàn.	D. Hoàn toàn thất bại.
4. Sau bao nhiêu năm (tính từ 179 TCN đến năm 40) nhân dân ta giành được độc lập?
A. 40 năm	B. 179 năm	C. 279 năm	D. 219 năm.
5. Cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Hán, mùa xuân năm 40 do ai lãnh đạo?
A. Thục Phán (An Dương Vương)	C. Hai Bà Trưng
B. Ngô Quyền.	D. Hùng Vương.
6. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nào?
A. Nhà Hán	B. Nhà Tần	C. Các vua Hùng	D. Nhà Mông – Nguyên.
7. Điền vào chỗ trống để hoàn thành diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
 Mùa .. năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng .. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ ... Từ Mê Linh nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm . (Đông Anh, Hà Nội); rồi từ .., tấn công ... (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân .. không dám chống cự, , vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sỡ hại đã ., ., mặc giả thường dân, lẫn vào đám . Trốn về .
8. Điền vào chỗ trống để chỉnh bài học:
 Oán hận trước ách đô hộ củaHai Bà Trưng đã phất cờ được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
 Không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã thành công.
 Sau hơn .. bị phong kiến phương bắc đô hộ, đây là . Nhân dân đã giành được ......................
BÀI 5
1. Nguyên nhân nào quân Nam Hán xâm lược nước ta?
A. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu. 	C. Cả hai ý trên đều đúng.
B. Do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước.	D. Ngô quyền bắt giết Kiều Công Tiễn.
2. Ai là người lãnh đạo chống lại quân Nam Hán?
A. Ngô Quyền.	B. Hai Bà Trưng.	C. Dương Đình Nghệ.	D. Lê Hoàn
3. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công.
B. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cho quân cắm cọc ở Sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch.
4. Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào?\
A. 938.	B. 939.	C. Cuối năm 939.	D. Mùa thu năm 939.
5. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là: 
A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng. 	C. Chiến thắng Lí Bí.
B. Chiến thắng Bặch Đằng. 	 	D. Chiến thắng Bà Triệu.
6. Quân giặc bị quân dân ta đánh bại trong trận Bạch Đằng lần thứ nhất là quân nào?
A. Quân Mông – Nguyên	B. Quân Thanh.	C. Quân tống.	D. Quân Nam Hán.
7. Ngô Quyền chỉ huy nhân dân ta đánh thắng quân dịch ở đâu?
A. Thành Thăng Long.	B. Núi Chi Lăng	C. Sông Bạch Đằng	D. Sông Như Nguyệt.
8. Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp đề hoàn chỉnh diễn biến cuộc kháng chiến chông quân Nam Hán:
 Ngô Quyền đã dùng kế . Cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi . ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc  lên, nước . Các cọc nhọn. Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra  vừa đánh vừa rút lui,  cho giặc vào bãi cọc.
9. Quân Hán sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. 938	B. 981	C. 939	D. 938 TCN
10. Chiến thắng Bạch đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã .
A. Chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1000 năm dân ta sống dưới ách đô hộ của PKPB.
B. Đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
C. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
D. Cả đáp án A & C đều đúng.
BÀI 7
1. Ngô Quyền trị vì đất nước được mấy năm?
A. 5 năm.	B. 6 năm.	C. 7 năm.	D. 8 năm
2. Em hiểu như thế nào về cụm từ “loạn 12 sứ quân”?
A. Các thế lực địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng.
B. 12 sứ thần của các nước đến tham kiến vua.
C. 12 cánh quân xâm lược nước ta.
D. Tất cả các phương án trên.
3. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì trước tình hình của đất nước?
A. Xây dựng lực lượng, liên kết các sứ quân rồi dem quân đi đánh các sứ quân khác.
B. Mượn quân của các nước khác để đánh các sứ quân.
C. Mượn quân của triều đình để đánh các sứ quân.
D. Cả đáp án B & C đều đúng.
4. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?
A. Lạc Việt.	B. Đại Việt.	C. Đại Cồ Việt.	D. Âu Lạc
5. Đinh bộ Lĩnh có công gì?
A. Lập nước Âu Lạc.	C. Dời kinh đô ra Thăng Long.
B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.	D. Chỉ huy khánh chiến chống quân Tống.
6. Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là gì?
A. Thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế.	C. Đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
B. Đánh tan quân xâm lược Nam hán.	D. Chấm dứt thời kì đô hộ của PKPB.
7. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế đóng đô tại nơi nào?
A. Phong Châu B. Hoa Lư	C. Cổ Loa	D. Thăng Long
8. Đâu là thời gian Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn?
A. 968 B. 986	C. 979	D. 938
BÀI 8
1. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
A. Được Thái hậu họ Dương mời lên ngôi vua.
B. Đinh Liễn và Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nhà Tống xâm lược nước ta.
C. Lê Hoàn đã đánh bại 12 sứ quân để lên ngôi vua.
D. Lê Hoàn đã giết hại Đinh Tiên Hoàng để lên ngôi vua.
2. Quân ta đã đánh bại Quân Tống ở những nơi nào?
A. Đại La, Sông Hồng. 	C. Hoa Lư, Sông Cầu.
B. Lạng Sơn, Sông Bặch Đằng.	D. Sông Như Nguyệt, Chi Lăng.
3. Kết quả của cuộc kháng chiến.
A. Thất bại.	B. Thắng lợi.	C. Thắng lợi hoàn toàn.	D. Hoàn toàn thất bại
4. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì?
A. Lê Đại Hành.	B. Lê Long Đĩnh.	C. Lê Thánh Tông.	D. Lê Tiên Hoàng
5. Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm nào?
A. 937 B. 981	C. 1068	D. 1076
6. Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua vì:
A. Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi.	C. Mọi người đặt niềm tin vào thập đạo tướng quân Lê Hoàn.
B. Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta.	D. Tất cả các phương án trên.
7. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược:
 Cuộc.. chống quân Tống xâm lược  đã giữ vững nền . Của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta .., .. ở sức mạnh của dân tộc.
8. Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất theo mấy con đường? Đó là đường nào?
A. 1 con đường. Đó là 	C. 3 con đường. Đó là ..
B. 2 con đường. Đó là 	D. 4 con đường. Đó là ..
BÀI 9 – NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
1. Triều đại nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
A. 1005.	B. 1009.	C. 1010.	D. 1008
2. Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La?
A. Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt.
B. Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến.
C. Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc.
D. Vì đây là vùng đất rộng, lại bằng phẳng, dân cư khổ vì ngập lụt.
3. Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta đổi tên tên là gì?
A. Đại La.	B. Thăng Long.	C. Đại Việt.	D. Hà Nội
4. Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long ( Hà Nội ngày nay) vào năm nào?
A. 1005	B. 1009	C. 1010	D. 1020
5. Kinh thành Thăng Long thời Lý đã có những gì đặc biệt?
A. Nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa.	C. Bắt đầu có phố phường đông đúc.
B. Nhiều phố, phường nhộn nhịp, vui tươi.	D. Cả A & B đều đúng.
6. Vua Lý Thái Tổ đã suy nghĩ như thế nào khi quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La ?
A. Để con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no,hạnh phúc.
B. Đây là vùng đất có nhiều khoáng sản.
C. Đây là nơi ông đã sinh ra.
D. Tất cả đều sai.
7. Đâu không phải là hoàn cảnh ra đời của nhà Lý?
A. Nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối đẻ xây dựng đất nước.	C. Lê Đại Hành mất -> Lê Long Đĩnh lên ngôi.
B. Lê Long đĩnh mất -> Lý Công Uẩn lên ngôi vua.	D. Lê Đại Hành mất -> Lý Thái Tổ lên ngôi vua.
8. Điền từ vào chỗ chấm sau: 
 Được tôn lên làm vua, .(Lý Thái Tổ) dời đô ra  và đổi tên là .........
Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là  Thăng Long có nhiều , ., .Dân cư tụ họp vè Thăng Long 
BÀI 10 – CHÙA THỜI LÝ
1. Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
A. Vì đạo Phật dạy con người biết yêu thương đồng loại, biết giúp đỡ nhau, không đối xử tàn ác với loài vật 
B. Vì đạo Phật mang đến cho nhân dân ta rất nhiều vàng bạc.
C. Vì đạo Phật có thể làm cho con người trường sinh bất tử.
D. Vì đạo phật dạy người ta phải tranh giành, nhường nhịn đồng loại.
2. Dưới thời Lý đạo Phật được truyền bá như thế nào?
A. Được truyền bá rộng rãi trong cả nước. 	C. Mới xuất hiện nên truyền bá chưa rộng rãi.
B. Chưa xuất hiện.	D. Được truyền bá những không rộng rãi.
3. Theo hiểu biết, em hãy cho biết đạo Phật có nguồn gốc từ nước nào?
A. Trung Quốc.	B. Ấn Độ.	C. Cam-pu-chia.	D. Việt Nam
4. Nối ý bên trái với ý bên trái sao cho phù hợp.
a. Chùa Một Cột. 	1. Thái Bình
b. Chùa Tây Phương. 	2. Hà Nội.
c. Chùa Keo. 	3. Hà Tây.
5. Đạo Phật dưới thời Lý thịnh đạt thể hiện ở:
A. Được truyền bá rộng rãi, các vua đều theo đạo Phật	C. Triều đình và dân làng bỏ tiền ra xây dựng chùa 
B.Nhiều nhà sư được giữ chức vị quan trọng trong triều đình 	 D. Tất cả điều đúng
7. Thời Lý, chùa được dùng để:
A. Họp chợ, trao đổi, mua bán hàng hoá 	C. Diễn ra các cuộc họp bí mật của triều đình
B. Các nhà sư tu hành, tổ chức lễ bái, là trung tâm văn hoá làng, xã 	D. Dành cho trẻ em đến học tập và vui chơi.
8. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung:
 Đến thời ., đạo  rất phát triển. Chùa là nơi. của các sư, cũng là nơi sinh hoạt của cộng đồng và là công trình  đẹp.
BÀI 11
1. Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ hai vì những nguyên nhân nào?
A. Giải quyết khó khăn trong nước.	 C. Cả hai ý trên đều đúng.
B. Gây thanh thế với nước láng giềng.	D. Trả thù cho lần xâm lược trước khi thất bại.
2. Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ hai vào thời gian nào?
A. Năm 1068	B. Năm 1075	C. Năm 981	D. Năm 1076
3. Lý Thường Kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ hai có gì khác với so với cuộc chiến lần thứ nhất?
A. Đợi quân Tống sang xâm lược nước ta rồi mới đánh trả.
B. Chia thành hai đạo quân thuỷ, bộ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống rồi rút về nước.
C. Nhử giặc vào sâu trong trận địa mai phục rồi tiêu diệt.
D. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
4. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
A. Thất bại.	B. Thắng lợi.	C. Thắng lợi hoàn toàn.	D. Hoàn toàn thất bại.
5. Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương gì khi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
B. Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
C. Lợi dụng thủy triều, nhử giặc vào sông Bạch Đằng rồi đánh tan tác.
D. Vườn không nhà trống.
6. Lý Thường kiệt cho quân sang đánh đất Tống để làm gì?
A. Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
B. Để xâm lược nước Tống.
C. Vì quân ta đã xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
D. Để giặc thấy quân ta rất mạnh và kiêu hùng.
7. Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp:
 Dưới thời nhà Lý, bằng . Và , nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được  của đất nước trước sự .. của nhà Tống.
8. Thực hiện chủ trương của Lý Thường Kiệt, quân dân nhà Lý đã làm gì?
A. Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
B. Ngồi yên đợi giặc sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
C.Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của giặc Tống ở Ung Châu, Liêm Châu, Khâm Châu (Trung Quốc) rồi rút về.
D. Tìm đồng minh ở bên ngoài để chống Tống.
BÀI 12 – NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
1. Nhà trần được thành lập vào năm nào?
A. Đầu năm 1226.	B. Giữa năm 1226.	C. Cuối năm 1226.	D. Cuối Thế kỉ XII
2. Dưới thời Trần, đất nước được chia làm mấy lộ?
A. 10 lộ.	B. 11 lộ.	C. 12 lộ.	D. 13 lộ
3. Vua Trần đặt chuông lớn ở thềm cung điện để làm gì?
A. Để dân đến đánh khi có điều gì cần xin, hoặc bi oan ức. 	C. Để tạo vẻ đẹp thêm cho cung điện.
B. Để dân đến đánh khi có lễ hội.	D. Tất cả các ý trên.
4. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
A. Xây dựng lực lượng quân đội, tăng gia sản xuất. 	C. Chia cả nước thành các lộ, phủ, Châu, huyện, xã.
B. Đắp lại đê điều, mở rộng đồn điền.	D. Tất cả các phương án trên.
5. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ.	C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Tuấn.
B. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản.	D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
6. Nhà Trần rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Hãy ghi tên các chức quan chăm lo công việc đó vào chõ trống trong bảng:
Chức quan
Công việc được giao
a)
Trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê điều.
b)
Chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.
c).
Tuyển mộ người đi khẩn hoang.
7. Hãy sắp xếp các đơn vị hành chính : Phủ, triều đình, châu, lộ, xã, huyện theo thứ tự tà cao xuống thấp:
8. Nhà Trần đã thay thế Bộ luật hình thư thành bộ luật nào?
A. Bộ luật hình luật.	B. Quốc triều hình thư.	C. Quốc triều hình luật	D. Bộ luật Quốc triều.
BÀI 13 – NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
1. Nhân dân ta đắp đê để làm gì?
 A. Chống lũ lụt.	 B. Chống hạn hán.	C. Chống nước mặn.	D. Giúp cho nông nghiệp phát triển.
2. Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì?
A. Để chống lũ lụt. 	C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
B. Để chống hạn hán.	D. Tuyển mộ người đi khẩn hoang.
3. Nhà Trần đã thu được kết quả gì trong việc đắp đê?
A. Nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
B. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
C. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
D. Nghành khai thác khoáng sản phát triển, đời sông nhân dân ấm no..
4. Thời nhà Trần, việc đắp đê bắt đầu từ đâu?
A.Từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển. 	C. Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông.
B. Từ đầu làng đến cuối làng.	D. Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông.
5. Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để thành câu hoàn chỉnh khi nói về lí do nhà Trần quan tâm tới đê điều:
A
Nối
B
a) Nghề chính của nhân dân ta
1. Gây hại mùa màng.
b) Để phát triển nông nghiệp
2. Là trồng lúa nước.
c) Sông ngòi chằn chịt là nguồn cung cấp nước nhưng cũng thường gây ra lũ lụt.
3. Phải chăm lo hệ thống tưới tiêu.
6. Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp:
 Nhà Trần coi trọng việc đắp đê phòng chống .. . Nhờ vậy, nền .. phát triển, . Nhân dân ấm no.
7.Đến thười nhà Trần hệ thống đê đã hình thành:
A. Dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác.	C. Dọc theo sông Đà và các con sông lớn khác.
B. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.	D. Cả Đáp án A & B đều đúng.
8. Vào thười gian nào, nhà Trần bắt đầu mở rộng việc đắp đê? Nhà Trần được gọi là gì?
A. 1226/ Triều đại đắp đê.	C. 1248/ Triều đại nông nghiệp.
B. 1226/ Triều đại nông nghiệp.	D. 1248/ Triều đại đắp đê.
BÀI 14
1. Thời nhà Trần, quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta mấy lần?
A. 1 lần 	B. 2 lần	C. 3 lần.	D. 4 lần
2. Trả lời cau hỏi của vua Trầ tại Hội Nghị Diên Hồng : “ Nên đánh hay nên hòa”, tiếng hô đồng thanh “Đánh” là của ai?	A.Trần Thủ Độ. 	B. Trần Hưng Đạo. 	C. Trần Quốc Toản. 	D. Các bô lão.
3. Ai là tác giả của “Hịch tướng sĩ”?
A. Trần Thủ Độ.	B. Trần Hưng Đạo.	C. Trần Quốc Toản.	D. Trần Quốc Tuấn.
4. Khi giặc Mông-Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long, để lại vườn không nhà trống.
B. Cho lính mai phục để tiêu diệt giặc.
C. Cho quân đánh trả và đã giành thắng lợi.
D. Nhử giặc vào sông Bạch Đằng rồi đánh tan tác.
5. Điền vào chỗ trông cho thích hợp:
 Cả 3 lần, trước cuộc  của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động ...
Thăng Long. Quân Mông – Nguyên vào được Thăng Long, nhưng .. một bóng người, một chút lương ăn. Chúng  phá phách nhưng chỉ thêm . và 
6. Khi quân Mông nguyên tràn vào nước ta vua Trần hỏi “ nên hòa hay nên đánh” Câu trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai? 
A. Trần Thủ Độ. 	B. Trần Hưng Đạo. 	C. Trần Quốc Toản. 	D. Các bô lão.
7. Nối ý ở cột A cho phù hợp với ý ở cột B sao cho phù hợp:
A
Nối
B
1. Bô Lão
a. Xăm vào tay hai chữ “Sát Thát”
2. Trần Hưng Đạo
b. Viết Hịch Tướng Sĩ
3. Tướng sĩ
c. Họp ở điện Diên Hồng.
8. Nối ý ở cột A cho phù hợp với ý ở cột B sao cho phù hợp:
A
Nối
B
1. Quân Mông - Nguyên
a. Chui vào ống đồng để thoát thân
2. Quâ ta
b. Tiêu giệt giặc trên sông Bạch Đằng.
3. Thoát Hoan
c. sang xâm lược nước ta.
II. Phần tự luận:
Câu 1. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Câu 2. Em hãy trình bày kết quả đánh địch của quân dân dân nhà Trần chống lại quân Mông – Nguyên 3 lần? 
Câu 3. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
Câu 4. Em hãy kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
Câu 5. Em hãy trình bày diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) và lần thứ hai ( năm 1076)?
Câu 6. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa vua với quan, vua với dân thời nhà Trần?
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
.HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_khoi_lop_4_nam_hoc.docx