Ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022
MỞ ĐẦU
Câu 1: Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về:
	A. Hoạt động của con người.	
	B. Các hoạt động trong quá khứ.	
C. Sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên
	D. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.
Câu 2. Cho các vật thể sau: Con gà, cây chổi, cây me, con chim, ngôi nhà, vi khuẩn, robot. Các vật sống là :
A. Con gà, cây chổi, con chim, vi khuẩn
B. Con gà, cây chổi, ngôi nhà, robot
C. Con gà, cây me, con chim, robot
D. Con gà, cây me, con chim, vi khuẩn
CHỦ ĐỀ 1
Câu 3. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
A. Tuần. 	B. Ngày. 	C. Giây	D. Giờ.
Câu 4: Dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng người ta chế tạo được:
A. Đồng hồ.	B. Cân.	C. Thước đo.	D. Nhiệt kế.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG?
A. Chất lỏng co lại khi nóng lên.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi lạnh đi.
Câu 6. Để xác định được khối lượng quả dưa, người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Thước dây	B. Bình chia độ 
C. Cân đồng hồ	D. Kính lúp
Câu 7. Loại cân mà thợ kim hoàn thường dùng để cân vàng là:
A. Cân y tế	B. Cân đồng hồ	C. Cân đòn	D. Cân tiểu li
CHỦ ĐỀ 2
Câu 8. Chất ở thể khí không có tính chất nào sau đây? 
Không có hình dạng nhất định
Chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó
Chỉ nhìn thấy khi có màu
Có thể nhìn thấy được và có hình dạng nhất định
Câu 9. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường đến lúc xuất hiện màu đen
D. Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang thể lỏng.
Câu 10. Khi phơi quần áo ướt dưới nắng một thời gian ta thấy quần áo khô. Đây là ví dụ của: 
A. Sự bay hơi
B. Sự ngưng tụ
C. Sự đông đặc
D. Sự nóng chảy
Câu 11. Vì sao khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì nhiều vùng đất thấp sẽ bị nước biển nhấn chìm? 
A. Vì nhiệt độ tăng nên người dân ở những vùng đất thấp sẽ sử dụng nhiều nước
B. Vì nhiệt độ tăng làm cho lượng mưa tăng
C. Vì khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì băng ở 2 vùng cực tan dần làm cho mực nước biển dâng lên cao
D. Nhu cầu nước sử dụng tăng lên, nước thải sinh hoạt nhiều
Câu 12. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất là: 
A. Sự nóng chảy
B. Sự đông đặc
C. Sự ngưng tụ
D. Sự bay hơi
CHỦ ĐỀ 3
Câu 13. Dấu hiệu nào chứng tỏ không khí bị ô nhiễm? 
A. Không khí trong lành, dễ chịu.
B. Trời xuất hiện sương mù vào buổi sáng
C. Trời trở gió và xuất hiện mưa
D. Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, khó thở
Câu 14. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng
C. Bón phân tươi cho cây trồng,
D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 15. Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng hệ thống thở chứa khí oxygen. Ứng dụng này dựa vào tính chất hay vai trò nào của oxygen?
A. Duy trì sự cháy	B. Ít tan trong nước
C. Duy trì sự sống	D. Khí không mùi
Câu16. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí? 
A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh
B. Thải các khí thải ra môi trường không qua xử lí.
C. Đốt rừng làm rẫy.
D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại.
Câu 17. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A.Oxygen.	B. Hydrogen.	C.Nitrogen.	D. Carbon dioxide
Câu 18. Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Carbon dioxide	B.Oxygen	C. Chất bụi	D. Nitrogen
CHỦ ĐỀ 4
Câu 19. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa mì.	B. Ngô (bắp)	C. Khoai lang	D. Mía
Câu 20. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? 
A. Gạo. 	B. Rau xanh. 	C. Thịt	D. Gạo và rau xanh.
Câu 21. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là:
A. Vật liệu 	B. Nguyên liệu
C. Nhiên liệu	D. Phế liệu
Câu 22. Để xây tường, lát sân người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây?
A. Gạch	B. Nhôm
C. Thủy tinh	D. Đồng
Câu 23. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta KHÔNG dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô
B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy
C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sát nhau càng tốt
D. Chẻ củi nhỏ
Câu 24. Thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là:
A. Cá biển và muối	B. Đậu nành
C. Rau	D. Thịt.
Câu 25: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Vitamin	B. Lipid (chất béo)	
C. Carbohydrat (chất đường, bột)	D. Protein (chất đạm)
CHỦ ĐỀ 5
Câu 26. Chất tinh khiết là: 
A. Chất lẫn ít tạp chất	B. Chất không lẫn tạp chất
C. Chất lẫn nhiều tạp chất	D. Có tính chất thay đổi
Câu 27. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?
A. Lọc	B. Chiết
C. Cô cạn	D. Dùng nam châm hút
Câu 28:  được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
A. Chất tinh khiết	B. Hỗn hợp	C. Dung môi	D. Dung dịch
Câu 29. Khi hòa tan muối trong cốc nước thì muối đóng vai trò gì? 
A. Chất tan	B. Dung môi	
C. Chất bão hòa	D. Chất bảo quản
Câu 30. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? 
A. Dầu giấm	B. Nước muối	
C.Nước đường	D. Bột sắn dây và nước
Câu 31. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách dầu ăn khỏi nước?
A. Lọc	B. Dùng máy li tâm
C. Chiết	D. Cô cạn
Câu 32. Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết?
A. Nước suối	B. Nước ngọt
C. Sữa tươi	D. Nước cất
Câu 33. Sử dụng khẩu trang để đeo khi đi ngoài đường là ta đã áp dụng phương pháp nào để loại bỏ bụi bẩn trong không khí hít vào? 
A. Chưng cất	B. Bay hơi	C. Chiết	D. Lọc
Câu 34. Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người dân Việt Nam yêu thích, trong thực tế khi pha cà phê phin, người ta đang sử dụng phương pháp nào? 
A. Lọc	B. Chưng cất	C. Cô cạn	D. Chiết
Câu 35. Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu hồi muối?
Làm lắng đọng muối
Lọc lấy muối từ nước biển
Làm bay hơi muối biển
Cô cạn nước biển
CHỦ ĐỀ 6
Câu 36. Đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống là: 
A. Tế bào	B. Mô	C. Cơ quan	D. Hệ cơ quan
Câu 37. Bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh?
A. Lục lạp	B. Không bào	C. Ti thể	D. Ribosome
Câu 38: Đặc điểm của tế bào nhân thực là:
A. Có màng tế bào
B. Có chất tế bào
C. Có lục lạp
D. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
Câu 39. Chức năng của nhân tế bào là gì? 
A. Bảo vệ tế bào
B. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp năng lượng cho tế bào
D. Kiểm soát các chất đi ra, đi vào tế bào
Câu 40. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật?
A. Giúp cơ thể sinh vật trẻ mãi
B. Là cơ sở cho sự lớn lên của cơ thể sinh vật
C. Giúp cho tế bào trong cơ thể sẽ chết một phần
D. Không có ý nghĩa gì
Câu 41: Khi một tế bào lớn lên và trải qua 5 lần sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành: 
A. 2	B. 10	C. 25	D. 32
CHỦ ĐỀ 7
Câu 42. Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ: 
A. 1 tế bào	B. 2 tế bào	C. 3 tế bào	D. nhiều tế bào
Câu 43. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì? 
A. Mô	B. Tế bào	C. Cơ quan	D. Hệ cơ quan
Câu 44: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng trong cơ thể là: 
A. Tế bào	B. Mô	C. Cơ quan	D. Hệ cơ quan
Câu 45. Trong các sinh vật sau, sinh vật nào không phải là sinh vật đơn bào? 
Vi khuẩn E. coli
Trùng biến hình
Tảo lục
Ếch đồng
Câu 46. Mô nào sau đây không phải mô của lá cây? 
Mô biểu bì
Mô giậu
Mô dẫn
Mô thần kinh
Câu 47. Chức năng chính của hệ rễ đối với cây xanh là:
A. Sinh sản 
B. Quang hợp, tạo ra chất hữu cơ
C. Duy trì nòi giống
D. Hút nước và muối khoáng, giúp cây trụ vững
Câu 48.Quan sát cơ quan trong hình sau, cho biết tên cơ quan đó là gì và cơ quan này thuộc hệ nào?
A. Não – hệ tuần hoàn
B. Não – hệ thần kinh
C. Gan – hệ tiêu hóa
D. Gan – hệ thần kinh
CHỦ ĐỀ 8
Câu 49. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự nào dưới đây? 
Loài - họ - chi/giống - bộ - lớp - ngành - giới
Loài - chi/giống - họ - bộ - lớp - ngành - giới
Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi/giống - loài
Giới - ngành - lớp - họ - bộ - chi/giống – loài
Câu 50: Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật, Động vật và ..: 
A. Vi khuẩn
B. Virus
C. Nấm
D. Con người
Câu 51. Sữa chua là sản phẩm được làm từ sữa kết hợp với nhóm sinh vật nào sau đây?
Vi khuẩn lam
Vi khuẩn lactic
Nấm men
Nấm mốc
Câu 52. Vi khuẩn là: 
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi.
C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 53. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
Khởi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Câu 54. Bệnh do virus SARS – CoV – 2 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ quan nào? 
A. Hô hấp	B. Tiêu hóa
C. Bài tiết	D. Sinh sản
Câu 55: Đặc điểm cơ bản để phân biệt virus và vi khuẩn là: 
A. Virus có nhiều hình dạng
B. Virus không có vật chất di truyền, vi khuẩn có vật chất di truyền
C. Virus không thể quan sát bằng mắt thường
D. Virus chưa có cấu tạo tế bào, vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào.
Câu 56. Bệnh tả chủ yếu lây truyền theo phương thức nào? 
A. Qua tiếp xúc gần
B. Qua ăn uống
C. Qua vật trung gian truyền bệnh
D. Từ mẹ sang con khi mang thai
Câu 57. Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, các biện pháp thực hiện:
1. Nên ăn thịt sống hoặc thịt tái để giữ nguyên hương vị
2. Rửa tay trước khi ăn
3. Phải rửa sạch và nấu chín thức ăn
4. Không ăn thức ăn ôi thiu
5. Không nên bỏ phí thức ăn đã để nhiều ngày, nấu lại ăn ngay.
Các biện pháp đúng cần thực hiện là:
A. 1, 2, 3, 4, 5	B. 1, 2,5
C. 2,3,4	D. 2,3,4,5
Câu 57. Cho các dữ liệu sau:
Tên phổ thông: Con người
Tên chi: Homo
Tên loài: Sapiens
Hãy cho biết tên khoa học của con người là gì?
A. Homo Sapiens	B.Homo sapiens
C. Sapiens homo	D. Sapiens homo
58. Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi?
Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh
Thông qua đường tiêu hóa
Thông qua đường hô hấp
Thông qua đường máu
Câu 59. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?
Bệnh kiết lị
Bệnh tiêu chảy
Bệnh vàng da
Bệnh thủy đậu
Câu 60. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? 
A. Bệnh tả	B. Bệnh vàng da	C. Bệnh dại	D. Bệnh kiết lị

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_nam_hoc_2021_2022.docx