Ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Khối 6

pdf 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Khối 6
ÔN TẬP HK2 
KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHỐI 6 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào ., kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm 
. tế bào. 
A. Nhân sơ / một. B. Nhân thực / một. 
C. Nhân sơ / nhiều. D. Nhân thực / nhiều. 
Câu 2: Tảo lục đơn bào giống với thực vật ở điểm nào dưới đây? 
A. Đều cấu tạo đa bào. B. Đều có lục lạp. 
C. Đều là tế bào nhân sơ. D. Đều có kích thước hiển vi. 
Câu 3: Việc mắc mùng khi ngủ có vai trò gì với bệnh sốt rét? 
A. Khiến trùng sốt rét chết đi. 
B. Khiến muỗi không thể truyền trùng sốt rét vào cơ thể. 
C. Khiến trùng sốt rét mất đi nơi sống là cơ thể muỗi. 
D. Khiến muỗi mất khả năng sinh sản. 
Câu 4: Khi nói về nấm, phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Không có diệp lục. B. Tế bào nhân sơ. 
C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. D. Đời sống tự dưỡng. 
Câu 5: Nấm nào dưới đây có thể ăn được? 
A. Nấm mốc. B. Nấm bào ngư. C. Nấm độc đỏ. D. Nấm độc tán trắng. 
Câu 6: Thành phần cấu tạo nào sau đây thường có ở nấm độc mà không có ở 
nấm ăn được? (xem hình bên) 
A. (3), (4). B. (5),(6). C. (3), (6). D. (1), (2). 
Câu 7: Để phân biệt nấm đảm và nấm túi ta có thể dựa vào: 
A. Đặc điểm cơ quan sinh sản của nấm. B. Đặc điểm cấu tạo của cây nấm. 
C. Cấu tạo tế bào. D. Môi trường sống. 
Câu 8: Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, có hoa? 
A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. 
Câu 9: Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt? 
A. Cây bưởi. B. Cây vạn tuế. C. Rêu. D. Cây thông. 
Câu 10: Dương xỉ là thực vật: 
A. Không có mạch dẫn, có hạt. B. Có mạch dẫn, không có hạt. 
C. Có hoa, không có mạch dẫn. D. Có mạch dẫn, có hoa. 
Câu 11: Loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật Hạt trần? 
A. Bèo tấm. B. Cây vạn tuế. C. Cây đào. D. Dương xỉ. 
Câu 12: Động vật có xương sống bao gồm: 
A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim,Thú. 
B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim,Thú. 
C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú. 
D. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. 
Câu 13: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có 
xương sống? 
A. Bộ xương ngoài. B. Lớp vỏ. C. Xương cột sống. D. Vỏ calcium. 
Câu 14: Những động vật nào sau đây thuộc lớp Bò sát? 
A. Cá chép, thằn lằn, rùa. B. Cá sấu, rắn, rùa. 
C. Ếch, thằn lằn, rắn. D. Cá sấu, thằn lằn, cua. 
Câu 15: Các loài chim hiện tại có mỏ sừng không răng, trong khi đặc điểm tổ tiên loài chim là mỏ có răng. Nguyên 
nhân nào khiến chim tiến hóa theo hướng mất đi hàm răng? 
A. Giảm trọng lượng cơ thể. B. Ăn thức ăn mềm. 
C. Bị sâu răng. D. Không còn săn mồi. 
Câu 16: Vì sao bảo vệ rừng giúp giữ gìn đa dạng sinh học? 
A. Rừng mang lại nhiều lợi ích là bảo vệ nguồn nước, chống sói mòn. 
B. Rừng giúp điều hòa khí hậu. 
C. Rừng là nơi sống, thức ăn của nhiều loài. 
D. Rừng cung cấp gỗ, thực phẩm, dược phẩm cho con người. 
Câu 17: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? 
A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. 
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. 
Câu 18: Lực là gì? 
A. Lực là sự đẩy của vật này lên vật khác. 
B. Lực là sự kéo của vật này lên vật khác. 
C. Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. 
D. Lực là sự đẩy hoặc sự uốn của vật này lên vật khác. 
Câu 19: Kí hiệu của lực là 
A. chữ E. 
B. chữ F. 
C. chữ G. 
D. chữ H. 
Câu 20: Đơn vị đo lực là: 
A. Newton, kí hiệu N. 
B. ampe, kí hiệu A. 
C. kilogam, kí hiệu kg. 
D. mét, kí hiệu m. 
Câu 21: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực? 
A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước, 
C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe. 
Câu 22: Hình biểu diễn lực sau đây cho ta biết: 
A. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn của lực là 4N. 
B. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn của lực là 40N. 
C. Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn của lực là 4N. 
D. Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn của lực là 40N. 
Câu 23: Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó 
A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy. 
B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén. 
C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén. 
D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo. 
Câu 24: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ 
A. không thay đổi. 
B. tăng dẩn. 
C. giảm dần. 
D. tăng dần hoặc giảm dần. 
Câu 25: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng? 
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động. 
B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng. 
C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động. 
D. Quả bóng không bị biến đổi. 
Câu 26: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những 
kết quả gì? 
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre. 
B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre. 
C. Chỉ làm biến dạng cọc tre. 
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 
Câu 27: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết 
A. trọng lượng của vật đó. 
B. thể tích của vật đó. 
C. khối lượng của vật đó. 
D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác. 
Câu 28: Trọng lượng của một vật là 
A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 
B. độ lớn của lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật. 
C. độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 
D. độ lớn của lực đẩy của Mặt Trời tác dụng lên vật. 
Câu 29: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng 
A. 2N. B. 20N. C. 200N. D. 2000N. 
Câu 30: Khi cân túi đường bạn Hùng đã dùng một quả cân 1kg, 1 quả cân 0,5kg và một quả cân 200g (các quả 
cân đều được đặt lên một đĩa). Hỏi khối lượng của túi đường là bao nhiêu? 
A. 17 g. B. 170 g. C. 1700 g. D. 102,5 g. 
Phần 2: Tự luận 
Câu 1: Em hãy kể tên 4 ngành thuộc giới thực vật. Mỗi ngành hãy nêu 1 ví dụ. 
4 ngành thuộc giới thực vật: rêu (cây rêu tường); dương xỉ (cây dương xỉ thường); hạt trần (cây vạn tuế, 
cây thông); hạt kín (cây đào). 
Câu 2: Em hãy giải thích tại sao nếu bảo vệ rừng thì sẽ bảo vệ được sự đa dạng động vật? 
Vì: Rừng bao gồm nhiều loại thực vật, nấm, nguyên sinh vật và động vật. Khi bảo vệ được rừng sẽ bảo vệ 
được nguồn thức ăn, nơi sinh sống và sinh sản của động vật, góp phần bảo vệ đa dạng động vật. 
Câu 3: Trọng lượng của một vật là gì? 
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 
Câu 4: Bạn Thắng đá vào một quả bóng bay lên cao. 
a) Kết quả của lực tác dụng vào quả bóng là gì? 
b) Chứng tỏ rằng khi quả bóng bay lên cao thì vẫn có lực tác dụng vào quả bóng. 
a) Bạn Thắng đã tác dụng lực làm cho quả bóng thay đổi chuyển động (thay đổi tốc độ, biến dạng, đổi 
hướng chuyển động, ...) 
b) Quả bóng bay lên cao một lúc rồi rơi xuống chứng tỏ vẫn có lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 
(trọng lực) 
Câu 5: Nêu hướng và độ lớn của các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1cm ứng với 10N. 
a) Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30N. 
b) Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 30N. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_6.pdf