Ôn tập giữa kỳ II (Kết nối tri thức) - Tuần 25

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa kỳ II (Kết nối tri thức) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập giữa kỳ II (Kết nối tri thức) - Tuần 25
Số tiết: 01
Ngày soạn: 11/03/2022
Tiết theo ppct: 100
Tuần dạy: 25
 ÔN TẬP GIỮA KỲ II
I. Mục tiêu
 Kiến thức: 
Hệ thống được các kiến thức đã học từ tuần 20 đến tuần 25
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để nhận biết khi nào có năng lượng và tìm hiểu về các dạng năng lượng.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc liên hệ giữa từng dạng năng lượng và biểu hiện tương ứng.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo trọng lượng.
Trình bày được cách xác định phương, chiều của trọng lực.
 Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
Nêu được lực cản của nước còn có lực cản của không khí.
Lấy được ví dụ về một số dạng năng lượng thương gặp
Trình bày được mối liên hệ giữa một số dạng năng lượng với các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
Xác định được nguồn phát ra các dạng năng lượng tương ứng.
Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân 
Trung thực, cẩn thận, ghi chép kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu học tập cá nhân, phiếu nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phiếu học tập về các nội dung đã học, ví dụ
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Phiếu học tập, video, tranh ảnh về các dạng năng lượng, 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức đã học.
Mục tiêu: Cũng cố các kiến thức đã học từ tuần 20 đến tuần 25.
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập 
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập ở phần hoạt động 1.
Tổ chức thực hiện: 
Phát phiếu học tập cho học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Hướng dẫn trả lời câu hỏi bằng hình thức trách nhiệm khách quan.
Câu 1: Một học sinh cân nặng 30,5 kg. Trọng lượng của học sinh đó là:
A. 305N
B.300N
C.500N
D.503N
Câu 2: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây:
A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Chỉ có thể làm cho vật đứng yên hoặc làm cho vật chuyển động.
C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
D. Có thể gây ra tất cả tác dụng nêu trên.
Câu 3: Đơn vị của lực là gì?	
A. Niu tơn (N)
B. Kilôgam (kg)
C. Niu tơn trên mét khối.
D. Ki lô gam trên mét khối
Câu 4: Dùng một quả nặng 50g treo vào đầu lò xo, lò xo dài thêm 0,1dm. Hỏi muốn lò xo dài thêm 3cm thì treo vào đầu lò xo quả nặng bằng bao nhiêu?
A. Treo thêm quả nặng 50g.
C. Treo thêm quả nặng 150g.
B. Thay quả năng 50g bằng quả 100g.
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 5: Trọng lượng của quyển sách đặt trên bàn là:
A. Lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.
B. Cường độ lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.
C. Lượng chất chứa trong quyển sách.
D. Khối lượng của quyển sách.
Câu 6: Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2 kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối đồng.
B. Khối sắt.
C. Khối nhôm.
D.Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 7:Chiếc bàn nằm yên trên sàn nhà vì:
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chỉ chịu lực nâng của sàn.
C. Chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng: lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.
D. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
Câu 8:Dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Đổi hướng của lực.
C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
D. Không gây ra tác dụng gì?
Câu 9: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?
A. Con cá đang bơi dưới nước.
C. Thợ lặn lặn xuống biển.
B. Con chim đang bay
D. Cuốn sách nằm yên trên mặt bàn.
Câu 10: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. Làm cho vật nóng lên.
C. Phản chiếu được ánh sáng.
B. Truyền được âm.
D. Làm cho vật chuyển động.
Câu 11: Trong nồi cơm điện năng lượng nào đã chuyển hóa từ điện năng?
A. Hóa năng
B. Quang năng
C. Nhiệt năng.
D. Cơ năng.
Câu 12: Nhà máy điện kiểu nào không bị ảnh hưởng bởi thời tiết?
A.Nhiệt điện.
C. Điện gió.
B. Thủy điện.
D. Điện hạt nhân.
Câu 13: Những dạng năng lượng nào có mặt khi một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A.Thế năng, động năng và nhiệt năng.
C. Chỉ có nhiệt năng và thế năng.
B. Chỉ có thế năng và động năng.
D.Chỉ có động năng và nhiệt năng.
Câu 14: Pin mặt trời có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào?
A. Nhiệt năng thành điện năng.
C. Quang năng thành nhiệt năng.
B. Quang năng thành điện năng.
D. Hóa năng thành điện năng.
Câu 15: Vật nào có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo?
A. Viên đá 
B. Mảnh thủy tinh
C. Dây cao su
D. ghế gỗ
Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
C. Con người đi lại được trên mặt đất.
D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
Câu 17: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Để độ biến dạng của lò xo là 2cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là:
A. 200g 
B. 300g
C. 400g
D. 500g
Câu 18: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu lực cản của không khí.
B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 19: Đơn vị của năng lượng là:
A. Niu – ton (N). 
B. độ C (0C).
C. Jun (J).
D. kilogam (kg).
Câu 20: Động năng của vật là:
A. năng lượng do vật có độ cao.
B. năng lượng do vật bị biến dạng.
C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao.
D. năng lượng do vật chuyển động.
Hoạt động 2.1: Hướng dẫn trả lời câu hỏi bằng hình thức tự luận.
Câu 7: 
a) Trọng lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của trọng lượng.
b) Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ.
Trả lời: 
a) Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng được kí hiệu là P, đơn vị đo trọng lượng là Niutơn (N)
b) Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động. Lấy được 2 ví dụ.
Câu 8: 
a) Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.
Duyệt của Tổ trưởng
Trần Thị Kim Oanh
b) Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.
Trả lời
a) Học sinh tự kể từ 2 thiết bị trợ lên
b) Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được 
từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng
 truyền từ nơi này sang nơi khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_giua_ky_ii_ket_noi_tri_thuc_tuan_25.docx