Ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Câu 1. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống?

 

A. 1/2.                         B. 1/4.                       C. 1/6.                                   D. 1/3.

 

Câu 2. Đâu là thiết bị sử dụng điện?

 

A. Cầu chì ống.        B. Dây nối.             C. Điot phát quang. D. Công tắc.

 

Câu 3. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất?

 

A. Dùng panh, kẹp.                                                B. Dùng tay.

 

C. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh.             D. Đổ trực tiếp.

 

Câu 4. Xử lí hóa chất thừa sau khi dùng xong?

 

A. Đổ ngược lại vào lọ hóa chất.                       

 

B. Đổ ra ngoài thùng rác.

 

C. Xử lí theo hướng dẫn giáo viên.                    

 

D. Có thể mang về tự thí nghiệm tại nhà.

 

Câu 5. Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?

 

A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,.

 

B. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,.

 

C. Không có đáp án chính xác.               

 

D. Lọ bất kì có thể đựng được.

 

Câu 6. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng?

 

A. Kẹp gỗ.                                                     B. Bình tam giác.

 

C. Ống nghiệm.                                           D. Ống hút nhỏ giọt.

docx 9 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 10/07/2024 Lượt xem 91Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024
BÀI 1, 2, 3, 4, 5, 6, 14, 15
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống?
A. 1/2. 	B. 1/4. 	C. 1/6. 	D. 1/3.
Câu 2. Đâu là thiết bị sử dụng điện?
A. Cầu chì ống. 	B. Dây nối. 	C. Điot phát quang. D. Công tắc.
Câu 3. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất?
A. Dùng panh, kẹp. 	B. Dùng tay.
C. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. 	D. Đổ trực tiếp.
Câu 4. Xử lí hóa chất thừa sau khi dùng xong?
A. Đổ ngược lại vào lọ hóa chất. 	
B. Đổ ra ngoài thùng rác.
C. Xử lí theo hướng dẫn giáo viên. 	
D. Có thể mang về tự thí nghiệm tại nhà.
Câu 5. Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?
A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,... 	
B. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,...
C. Không có đáp án chính xác.	
D. Lọ bất kì có thể đựng được.
Câu 6. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng?
A. Kẹp gỗ. 	B. Bình tam giác. 
C. Ống nghiệm. 	D. Ống hút nhỏ giọt.
Câu 7. Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay.
B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 8. Đâu không phải dụng cụ dễ vỡ trong phòng thí nghiệm?
A. Ống nghiệm. 	B. Ca đong thủy tinh. 	
C. Ống hút nhựa. 	D. Đèn cồn. 
Câu 9. Đâu không phải hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm?
A. Sunfuric acid. 	B. Hydrochloric acid. 	
C. Sulfur. 	D. Nước cất.
Câu 10. Ampe kế dùng để làm gì?
A. Đo hiệu điện thế. 	B. Đo cường độ dòng điện.
C. Đo chiều dòng điện. 	D. Kiểm tra có điện hay không.
Câu 11. Biến đổi vật lí là gì?
A. Chuyển trạng thái này sang trạng thái khác. 	
B. Chuyển nồng độ này sang nồng độ khác.
C. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác.
D. Tất cả các đáp trên.
Câu 12. Hòa tan đường vào nước là:
A. Phản ứng hóa học. 	B. Phản ứng tỏa nhiệt. 
C. Phản ứng thu nhiệt. 	D. Sự biến đổi vật lí.
Câu 13. Biến đổi hóa học là:
A. hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác.
B. hiện tượng chất biến đổi trạng thái.
C. hiện tượng chất biến đổi hình dạng.
D. hiện tượng chất biến đổi về kích thước. 
Câu 14. Sự biến đổi vật lí không phải là quá trình:
A. Nước hoa khuếch tán trong không khí.
B. Hòa tan đường vào nước.
C. Làm đá trong tủ lạnh.
D. Đun cháy đường. 
Câu 15. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí?
A. Bánh mì bị nướng cháy.	
B. Hiện tượng băng tan.	
C. Thức ăn bị ôi thiu.
D. Đốt cháy khí methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O).
Câu 16. Sự biến đổi vật lí không:
A. thay đổi kích thước của chất.	
B. thay đổi trạng thái của chất.
C. tạo ra chất mới.	
D. thay đổi hình dạng của chất.
Câu 17. Hiện tượng tạo thành thạch nhũ ở hang động Phong Nha chủ yếu là do:
A. Sự biến đổi vật lí.	B. Sự biến đổi hóa học.
C. Sự biến đổi hình dạng.	D. Sự biến đổi trạng thái.
Câu 18. Hiện tượng của sự biến đổi hóa học là:
A. Đinh sắt bị uốn cong.	B. Đinh sắt bị cắt đứt.
C. Đinh sắt bị kéo dãn.	D. Đinh sắt bị gỉ.
Câu 19. Quả táo để lâu bị thâm là hiện tượng của:
A. sự biến đổi vật lí.	B. sự biến đổi hóa học.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 20. Lon nước bị bóp méo là hiện tượng của:
A. sự biến đổi vật lí.	B. sự biến đổi hóa học.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 21. Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi vật lí bằng: 
A. Sự thay đổi hình dạng của chất.	
B. Sự thay đổi trạng thái của chất.
C. Sự thay đổi kích thước của chất.	
D. Sự xuất hiện của một chất mới.
Câu 22. Hạt gạo bị nghiền nát thành bột gạo là quá trình của:
A. sự biến đổi hóa học.	B. sự biến đổi vật lí.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 23. Bánh mì nướng bị cháy là quá trình của:
A. sự biến đổi hóa học.	B. sự biến đổi vật lí.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 24. Quá trình nến cháy là quá trình có:
A. sự biến đổi hóa học.	B. sự biến đổi vật lí.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 25. Xé vụn mẩu giấy là hiện tượng của:
A. sự biến đổi hóa học.	B. sự biến đổi vật lí.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 26. Nước đông thành đá là quá trình của:
A. sự biến đổi hóa học.	B. sự biến đổi vật lí.
C. cả hai sự biến đổi trên.	D. không phải sự biến đổi nào.
Câu 27. Đinh sắt bị gỉ là hiện tượng của:
A. sự biến đổi hóa học	B. sự biến đổi vật lí
C. cả hai sự biến đổi trên	D. không phải sự biến đổi nào
Câu 28. Chất mới được tạo ra từ phản ứng hóa học so với chất cũ sẽ như thế nào?
A. Có tính chất mới, khác biệt chất ban đầu.
B. Giống hệt chất ban đầu.
C. Cả hai đều đúng.
D. Cả hai đều sai.
Câu 29. Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần? 
A. Carbon dioxide tăng dần. 	B. Oxygen tăng dần.
C. Carbon tăng dần. 	D. Tất cả đều tăng.
Câu 30. Phản ứng hóa học là gì?
A. Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí.
B. Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng.
C. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 31. Cho phản ứng hóa học giữa BaCl2 và Na2SO4 kết thúc phản ứng tạo ra BaSO4 và NaCl. Biết khối lượng của BaCl2 và Na2SO4 đã tham gia phản ứng lần lượt là 20,8 gam và 14,2 gam; khối lượng BaSO4 tạo thành là 23,3 gam. Khối lượng NaCl tạo thành là:
A. 16,7 gam.	B. 11,7 gam.	C. 29,2 gam.	D. 29,9 gam.
Câu 32. Định luật bảo toàn khối lượng do những nhà khoa học nào tìm ra?
A. Lomonosov và Mendeleev.	B. Mendeleev và Lavoisier.
C. Pasteur và Mendeleev.	D. Lomonosov và Lavoisier.
Câu 33. 1 mol phân tử nước (H2O) là lượng nước có chứa: 
A. 6,022×1022 nguyên tử H2O.	B. 6,022×1023 nguyên tử H2O.
C. 1 nguyên tử H2O. 	D. 2 nguyên tử H2O.
Câu 34. Tỉ khối của khí A đối với khí B là:
A. dA/B= nAnB	B. dA/B= MAMB	C.dA/B= nBnA	D. dA/B= MBMA
Câu 35. Thể tích của 0,6 mol khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 14,874 lít	B. 1,4874 lít	C. 148,74 lít	D. 1487,4 lít
Câu 36. Dãy nào biểu thị đúng kết quả về khối lượng của số mol các chất sau: 0,1 mol S, 0,25 mol C?
A. 3,2 gam S, 3 gam C.	B. 0,32 gam S, 0,3 gam C.
C. 3,2 gam S, 6 gam C.	D. 0,32 gam S, 3 gam C.
Câu 37. Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có khối lượng bằng nhau.
B. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có số mol bằng nhau.
C. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có khối lượng mol bằng nhau.
D. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có cùng số nguyên tử.
Câu 38. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?
A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.
C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.
Câu 39. Đơn vị của khối lượng riêng là:
A. N/m3.	B. kg/m3.	C. g/m2.	D. Nm3.
Câu 40. Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:
A. D = 10d.	B. d = 10D.	C. d = D10.	D. D + d = 10.
Câu 41. Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, vàng lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 19300 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810 g đó là khối
A. Nhôm.	B. Sắt.      	C. Chì.      	D. Vàng.
Câu 42. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước.
B. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa.
C. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
D. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
Câu 43. Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,69.	B. 2,9.    	C. 1,38.      	D. 3,2.
Câu 44. Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 20 cm3 và có khối lượng là 178 g. Quả cầu đó được làm bằng: (Dchì =11300 kg/m3; Dsắt = 7800 kg/m3; Dnhôm = 2700 kg/m3; Dđồng= 8900 kg/m3)
A. Đồng.	B. Sắt.	C. Nhôm.	D. Chì.
Câu 45. Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng
A. 1,6 N. 	B. 16 N. 	C. 160 N. 	D. 1600 N.
Câu 46. Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,264 N/m3.                    	
B. 0,791 N/m3.              	
C. 12643 N/m3.              	
D. 1264 N/m3.              
Câu 47. Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn? Vì sao?
A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.
Câu 48. Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì
A. khối lượng của tảng đá thay đổi	
B. khối lượng của nước thay đổi
C. lực đẩy của nước	
D. lực đẩy của tảng đá
Câu 49. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Archimedes	
B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
C. Trọng lực	
D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes
Câu 50. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:
A. Trọng lượng của vật	
B. Trọng lượng của chất lỏng
C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng
Câu 51. Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất?
A. Quả cầu đồng
B. Quả cầu sắt
C. Quả cầu nhôm
D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên 3 quả cầu như nhau
Câu 52. Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên	
B. Giảm đi	
C. Không thay đổi	
D. Chỉ số 0.
Câu 53. Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về số chỉ lực kế khi đó:
A. Số chỉ lực kế tăng lên	B. Số chỉ lực kế giảm đi
C. Số chỉ lực kế không thay đổi	D. Số chỉ lực kế bằng 0.
Câu 54. Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu là:
A. 4000 N	B. 40000 N	C. 2500 N	D. 40 N
B. TỰ LUẬN
Bài 1. Khi nung calcium carbonate CaCO3 ở nhiệt độ cao, người ta thu được calcium oxide CaO (vôi sống) và khí carbon dioxide CO2. 
 a) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng. 
 b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. 
 c) Tính khối lượng khí carbon dioxide sinh ra khi nung 3 tấn calcium carbonate và thu được 1,68 tấn calcium oxide. 
Bài 2. Nung nóng để phân huỷ hoàn toàn 25 gam CaCO3 (thành phần chính của đá vôi), thu được vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2). 
a. Hãy tính khối lượng vôi sống thu được sau khi nung, biết hiệu suất của phản ứng là 100%.
b. Hãy tính thể tích khí carbon dioxide thải ra ngoài môi trường (ở đkc), biết hiệu suất của phản ứng là 85%.	
Bài 3. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học sau: 
2Al2O3 → 4Al + 3O2
a. Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3, biết khối lượng nhôm thu được sau phản ứng là 51,3 kg.
b*. Biết khối lượng nhôm thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản ứng là 92%, tính khối lượng Al2O3 đã dùng.
Bài 4. Treo một vật làm bằng kim loại vào một lực kế thì lực kế chỉ 38 N. Khi nhúng chìm vật vào một bình tràn thì phần nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Cho dnước = 10000 N/m3.
a) Khi nhúng vật vào bình tràn thì lực kế chỉ bao nhiêu?
b) Vật đó làm bằng kim loại gì?
Bài 5. Một khối đồng hình lập phương chiều dài mỗi cạnh 20 cm.
a) Tính khối lượng của đồng. Biết KLR của đồng là 8900 kg/m3.
b) Khi thả vào trong nước thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu? Biết Dnước = 1000 kg/m3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_giua_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_canh_dieu_nam_h.docx