Nội dung ôn tập môn Công nghệ Lớp 9

docx 4 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Công nghệ Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập môn Công nghệ Lớp 9
NỘI DUNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ KHỐI 9
I.TRẮC NGHIỆM: 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Câu nào sau đây không chỉ vai trò của nghề trồng cây ăn quả ? 
A. Cung cấp quả để ăn	 C. Cung cấp quả cho chế biến	 
B. Cung cấp quả cho xuất khẩu D. Cung cấp quả làm thuốc chữa bệnh
Câu 2: Nhiệt độ thích hợp đối với cây cam, quýt là?
A. 210C-250C. 
B. 250C-270C 
C. 270C-300C
D. 300C-450C
Câu 3: Sau khi đào hố, bón phân lót. Thời gian trồng cây thích hợp là?
A. Khoảng 5 đến 10 ngày.	B. Khoảng 10 đến 15 ngày.
C. Khoảng 15 đến 20 ngày.	D. Khoảng 15 đến 30 ngày.
Câu 4: Cây làm gốc ghép được nhân giống theo phương pháp?
A. Giâm cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.
B.Trồng bằng hạt của cây mẹ là giống ở địa phương.	
C.Chiết cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.	
D.Ghép cành từ cây mẹ là giống ở địa phương. 
Câu 5: Nên bón phân vào vị trí nào của cây?
A. Hình chiếu của tán cây.	B. Gốc cây.
C. Cả gốc cây và hình chiếu của tán cây.	D. Phía ngoài hình chiếu tán cây.
Câu 6: Hoa nhãn có các loại?
A. Hoa đực, hoa cái, hoa đơn tính	B. Hoa đực, hoa lưỡng tính
C. Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính	D. Hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính 
Câu 7: Cam sành là giống lai giữa cam và ..?
A. Chanh. 
B. Quýt.
C.Bưởi.
D.Quất
Câu 8: Ưu điểm của phương pháp chiết cành là gì?
A. Hệ số nhân giống cao	B. Cây mau già cỗi
C. Đơn giản dễ làm, chi phí ít	D. Ra hoa, quả sớm 
Câu 9.Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giông bằng cách?
A. Chiết cành.	C. Gieo hạt.
B. Giâm cành.	 D. Ghép cành .
Câu 10: Xoài là loại cây ăn quả?
A. nhiệt đới	B. á nhiệt đới
C. ôn đới	D. hàn đới
Câu 11: Tạo hình, sửa cành cho cây vào thời kì cây non gọi là?
A. đốn phục hồi	B. đốn tạo quả
C. đốn tạo cành	D. đốn tạo hình
Câu 12: Khu cây giống trong vườm ươm cây ăn quả dùng để?
A. lấy cây giống đem trồng và làm gốc ghép	B. trồng các cây mẹ lấy hạt gieo thành cây con
C. ra ngôi cây gốc ghép, cành chiết, cành giâm	D. trồng các cây rau, cây họ đậu
Câu 1. Câu nào sau đây không chỉ vai trò của nghề trồng cây ăn quả?
A. Cung cấp quả để ăn	 C. Cung cấp quả cho chế biến	 
B. Cung cấp quả cho xuất khẩu D. Cung cấp quả làm thuốc chữa bệnh
Câu 2: Nhiệt độ thích hợp đối với cây Nhãn là?
A. 160C-210C. 
B. 210C-270C 
C. 270C-300C
D. 300C-450C
Câu 3: Sau khi đào hố, bón phân lót. Thời gian trồng cây thích hợp là:
A. Khoảng 5 đến 10 ngày.	B. Khoảng 10 đến 15 ngày.
C. Khoảng 15 đến 30 ngày.	D. Khoảng 15 đến 20 ngày.
Câu 4: Cây làm gốc ghép được nhân giống theo phương pháp? 
A. Giâm cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.
B.Trồng bằng hạt của cây mẹ là giống ở địa phương.	
C.Chiết cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.	
D.Ghép cành từ cây mẹ là giống ở địa phương. 
Câu 5: Nên bón phân vào vị trí nào của cây?
A. Hình chiếu của tán cây.	B. Gốc cây.
C. Cả gốc cây và hình chiếu của tán cây.	D. Phía ngoài hình chiếu tán cây.
Câu 6: Hoa xoài có các loại?
A. Hoa đực, hoa cái, hoa đơn tính	B. Hoa đực, hoa lưỡng tính
C. Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính	D. Hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính 
Câu 7: Cam sành là giống lai giữa cam và?
A. Chanh. 
B. Quýt.
C.Bưởi.
D.Quất
Câu 8 : Ưu điểm của phương pháp Giâm cành là gì?
A. Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh	B. Cây mau già cỗi
C. Cần nhà giâm	D. Hệ số nhân giống cao 
II. Tự luận 
Câu 1. Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả?
Câu 2. Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Trình bày biện pháp kĩ thuật của phương pháp đó? Kể tên các loại cây được dùng làm cây gốc ghép?
Câu 3. Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế? Ngoài các giá trị về kinh tế cây ăn quả còn có tác dụng như thế nào đối với môi trường?
Câu 3:Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế? Ngoài các giá trị về kinh tế cây ăn quả còn có tác dụng như thế nào đối với môi trường?
* Vai trò gì đối với đời sống và kinh tế:
 - Cung cấp cho người tiêu dùng.
 - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát
 - Xuất khẩu.
 * Tác dụng đối với môi trường: Ngoài các giá trị về kinh tế cây ăn quả còn có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như : Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ đất.
Câu 2: Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Trình bày biện pháp kĩ thuật của phương pháp đó? Kể tên các loại cây được dùng làm cây gốc ghép?
- Nhân giống cây ăn quả có múi phổ biến là chiết cành và ghép cành .
- Chiết cành: có thể áp dụng cho hầu hết các giống cam, chanh, quýt, bưởi. Chọn cành chiết có đường kích thước nhỏ, mọc ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng. Cành chiết phải được ra ngôi ở vườn ươm 2 đến 3 tháng mới đem ra trồng 
- Ghép đối với cam, chanh, quýt nên ghép theo kiểu chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ. Đối với bưởi còn áp dụng kiểu ghép cửa sổ. 
- Các cây được chọn làm gốc ghép là bưởi chua, cam chua, chanh Eureca, quýt clopat, cam mật, chanh yên, chấp...
Câu 3 Để khôi phục vườn quýt, cam ở địa phương, theo em nên sử dụng phương pháp nhân giống nào là phù hợp nhất, mang lại lợi ích kinh tế. Em hãy giải thích lí do?
-Phương pháp phù hợp nhất là ghép theo kiểu chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ.
-Vì đối với cây ăn quả có múi phương pháp nhân giống phổ biến là chiết cành và ghép cành. Phương pháp chiết cành không phù hợp vì đây là giống cam, quýt lâu đời, đã bị thoái hóa giống không có giá trị kinh tế. Cần ghép các giống khác có giá trị kinh tế vào gốc cam, quýt có sẵn trên địa phương.
Câu 4. Hãy nêu tác dụng của cây ăn quả đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên?
Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan... ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất.
Câu 1.. Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả?
Phương pháp nhân giống bằng hạt.
* Ưu điểm:
- Nhanh tạo ra cây con.
- Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi.
- Nhân giống nhanh, đơn giản.
- Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe, nhanh ra hoa, quả.
- Cây giữ được đặc tính của cây mẹ.
* Nhược điểm:
- Dễ thoái hóa giống.
- Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền.
- Cây chậm ra hoa, quả.
Câu 6. Trồng cây ăn quả mang lại lợi ích gì? Em hãy kể một số loại cây ăn quả có giá trị cao ở địa phương trong cả nước mà em biết? 
- Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
- Một loại cây ăn quả có giá trị cao ở đại phương em: xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, thanh long,...

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_cong_nghe_lop_9.docx