Ngân hàng câu hỏi Sinh học 9 kỳ II

doc 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Sinh học 9 kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi Sinh học 9 kỳ II
NGÂN HÀNG CÂU HỎI SINH HỌC 9 KỲ II
Năm học: 2012 – 2013
Câu 1: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 19 – thời gian 2 phút:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là:
Các thế hệ tiếp theo tập trung nhiều gen trội.
Các thế hệ tiếp theo tập trung nhiều gen dị hợp.
Các thế hệ tiếp theo có tỷ lệ các cặp gen dị hợp giảm dần còn các cặp gen đồng hợp lặn tăng dần.
Đáp án: C
Câu 2: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 19 – thời gian 15 phút:
Thế nào là hiện tượng thoái hóa giống? 
Đáp án: 
Là hiện tượng con cái ở các thế hệ tiếp theo có sức sống giảm dần, sinh trưởng phát triển chậm..
Câu 3: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 19 – thời gian 3 phút:
Tự thụ phấn khác với giao phối gần ở điểm căn bản
A. Tự thụ phấn tiến hành ở cây giao phấn; giao phối gần tiến hành ở động vật.
B. Cho cây tự thụ phấn dễ tiến hành hơn cho giao phối gần.
C. Tự thụ phấn đạt hiệu quả nhanh hơn giao phối gần.
D. Tự thụ phấn là cho phấn hoa của một cây thụ phấn ngay cho hoa của cây đó; giao phối gần là các con cùng bố mẹ sinh ra giao phối với nhau.
Đáp án: D
Câu 4: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 20 – thời gian 2 phút:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai là:
 A.F1 tập trung nhiều gen trội.
 B. F1 tập trung nhiều gen dị hợp.
 C. F1 tập trung nhiều gen lặn.
Đáp án: A
Câu 5: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 – thời gian 10 phút:
Thế nào là hiện tượng ưu thế lai? 
Đáp án: 
Là hiện tượng con lai F1 có sức sống mạnh hơn, sinh trưởng phát triển mạnh hơn các tính trạng năng suất chất lượng cao hơn trung bình giữa bố hoặc mẹ hoặc vượt trội bố mẹ.
Câu 6: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 20 – thời gian 3 phút:
Ở cây trồng, biện pháp nào được dùng để duy trì ưu thế lai?
A. Cho F1 lai với nhau. 
B. Dùng phương pháp sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.
C. F1 được lai trở lại với bố hoặc mẹ.
D. Dùng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô.
Đáp án: D
Câu 7: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 21 – thời gian 2 phút:
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật
A. 3 môi trường chủ yếu: đất - nước - không khí. 
B. 2 môi trường chủ yếu: đất - nước.
C. 4 môi trường chủ yếu: đất - nước - không khí - sinh vật. 
D. 5 môi trường chủ yếu: đất - nước - không khí - sinh vật - nhân tạo.
Đáp án: C
Câu 8: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 21 – thời gian 7 phút:
- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá?
Đáp án: 
Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp " các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá.
Câu 9: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 21 – thời gian 3 phút:
Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
 Đáp án: 
 Vì dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
Câu 10: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 22 – thời gian 5 phút:
Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?
Đáp án: 
Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.
Câu 11: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 22 – thời gian 5 phút:
Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
Đáp án: 
vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi.
Câu 12: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 22 – thời gian 15 phút:
Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn?
Đáp án: 
Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
+ Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng.
- Bước 3: Thụ phấn
+ Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
+ Bao nilông ghi ngày tháng.
Câu 13: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 23 – thời gian 2 phút:
Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?
Đáp án:
 Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật.
Có 2 nhóm NTST là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.con người được tách thành 1 nhóm nhân tố riêng.
Câu 14: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 23 – thời gian 1 phút:
Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
Đáp án : Nhân giống vô tính
Câu 18: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 24 – thời gian 4 phút:
Nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái?
Đáp án: 
Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo môi trường, không gian và thời gian.
Câu 19: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 25 – thời gian 2 phút:
nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật?
Đáp án: Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật.
Câu 20: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 25 – thời gian 2 phút:
Dựa vào sự ảnh hưởng của ánh sáng người ta chia sinh vật thành các nhóm nào?
Đáp án: 
Thực vật chia làm 2 nhóm : ưa sáng và ưa bóng
Động vật chia làm 2 nhóm: hoạt động ban ngày và hoạt động ban đêm.
Câu 21: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 25 – thời gian 4 phút:
 Nhận xét về giới hạn sinh thái của mỗi loài sinh vật?
Đáp án: Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.
Câu 22: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 26 – thời gian 2 phút:
Có mấy nhóm động vật và thực vật thích nghi với độ ẩm khác nhau?
Đáp án :
 - Thực vật chia 2 nhóm:
+ Nhóm ưa ẩm 
+ Nhóm chịu hạn 
- Động vật chia 2 nhóm:
+ Nhóm ưa ẩm 
+ Nhóm ưa khô 
Câu 23: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 26 – thời gian 2 phút:
Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ người ta chia sinh vật thành mấy nhóm?
Đáp án :
chia làm 2 nhóm : sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
Câu 24: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 26 – thời gian 4 phút:
Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà, vịt đẻ nhiều trứng?
Đáp án: Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng.
Câu 25: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 27 – thời gian 2 phút:
Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ:
A. Cạnh tranh 
B. Hội sinh
C. Cộng sinh 
D. Kí sinh 
Đáp án: C
Câu 26: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 27 – thời gian 5 phút:
Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì?
Đáp án:
 Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn " quan hệ hỗ trợ.
Câu 27: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 28 – thời gian 4 phút:
Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
Đáp án : Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn, sẽ mau lớn
Câu 28: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 29 – thời gian 2 phút:
Quan hệ khác loài có quan hệ
A. hỗ trợ hoặc cạnh tranh. 
B. hỗ trợ hoặc đối địch.
C. cạnh tranh hoặc hội sinh.
D. cộng sinh hoặc đối địch. 
Đáp án : B
Câu 29: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 29 – thời gian 2 phút:
Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ?
Đáp án : Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra quan hệ cạnh tranh cùng loài " 1 số cá thể tách khỏi nhóm (động vật) hoặc sự tỉa thưa ở thực vật.
Câu 30: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 29 – thời gian 1 phút:
Trong nông, lâm, con người lợi dụng mối quan hệ giữa các loài để làm gì?
Đáp án: Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh sinh vật có hại.
Câu 31: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 30 – thời gian 1 phút:
Quan hệ giữa cỏ bợ và lúa là quan hệ:
A. Cộng sinh B. sinh vật ăn sinh vật khác C. Cạnh tranh.
Đáp án: C
Câu 32: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 30 – thời gian 2 phút
Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào?
Đáp án :
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm.
Câu 33: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 30 – thời gian 2 phút:
Các quần thể trong 1 loài phân biệt nhau ở những dấu hiệu nào?
Đáp án: Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
Câu 34: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 31 – thời gian 1 phút:
Đâu là quần thể sinh vật trong các trường hợp sau:
Những con tôm , cua, cá rô sống trong vũng nước.
Những con vẹt sống trong rừng Cúc phương.
Những con gà nhốt trong các lồng ở góc chợ.
Đáp án: B.
Câu 35: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 31 – thời gian 2 phút	
Phân biệt sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch:
Đáp án : 
Quan hệ hỗ trợ: các sinh vật trong đó đều có lợi hoặc không có hại
Quan hệ đối địch: Các sinh vật thường gây hại cho nhau.
Câu 36: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 31 – thời gian 3 phút:
Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
Mức sinh sản
Nguồn thức ăn từ môi trường.
Sức tăng trưởng của các cá thể. 
Đáp án: B
Câu 37: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 32 – thời gian 1 phút:
Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?
Môi trường sống của quần thể người phong phú - đa dạng.
Con người có thể cải tạo được tự nhiên còn sinh vật lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
Quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có.
Con người có lao động và tư duy, quần thể sinh vật không có đặc điểm này.
Đáp án : B 
Câu 38: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 32 – thời gian 2 phút	
Tỉ lệ giới tính là gì?
Đáp án :
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
Câu 39: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 32 – thời gian 3 phút:
 Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp?
Đáp án : Biện pháp: trồng dày hợp lí , tách đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ, loại bỏ cá thể yếu trong đàn... 
Câu 40: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 33 – thời gian 1 phút:
Nêu hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh?
Đáp án : Thiếu lương thực, nhà ở, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu trường học,y tế, bệnh viện
Câu 41: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 33 – thời gian 7 phút	
Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào?
Đáp án:
 Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
Câu 42: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 33 – thời gian 3 phút:
Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao?
Đáp án :
 Mật độ quyết định các đặc trưng khác vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể.
Câu 43: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 34 – thời gian 10 phút:
thế nào là 1 nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?
Đáp án:
+ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng, số lượng trẻ em sinh ra nhiều và đỉnh tháp nhọn thể hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ thấp.
+ Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao
Câu 44: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 34 – thời gian 2 phút	
Cách sắp xếp nhóm tuổi cũng như cách biểu diễn tháp tuổi ở quần thể người và quần thể sinh vật có đặc điểm nào giống và khác nhau?
Đáp án :
+ Giống: đều có 3 nhóm tuổi, 3 dạng hình tháp.
+ Khác: tháp dân số không chỉ dựa trên khả năng sinh sản mà còn dựa trên khả năng lao động. ở người tháp dân số chia 2 nửa: nửa phải biểu thị nhóm của nữ, nửa trái biểu thị các nhóm tuổi của nam. (vẽ theo tỉ lệ % dân số không theo số lượng).
Câu 45: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 34 – thời gian 3 phút:
Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?
Đáp án : Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, để tăng hay giảm số lượng 1 loài nào đó theo hướng có lợi cho con người, đảm bảo cân bằng sinh học cho thiên nhiên.
Câu 46: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 35 – thời gian 1 phút:
Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã?
A. Tôm, cá trong Hồ Tây. 
B. Đồi cọ ở Phú Thọ
C. Đàn voi trong rừng. 
D. Những con hổ sống trong vườn bách thú. 
Đáp án : B
Câu 47: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 35 – thời gian 2 phút	
Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
Đáp án : Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật có quan hệ cùng loài, khác loài.
Câu 48: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 35 – thời gian 5 phút:
ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học?
Đáp án : Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 49: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 36 – thời gian 1 phút:
Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào?
A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên.
B. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó.
C. Việc sử dụng lửa nấu nướng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bắn đã gây cháy rừng, tác hại xấu đến môi trường
D. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn.
Đáp án: C
Câu 50: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 36 – thời gian 2 phút	
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Chuỗi thưc ăn là một dãy gồm nhiều sinh vật mỗi sinh vật vừa là mắt xích tiêu thụvừa là mắt xích bị mắt xích . tiêu thụ
Đáp án: ,..phía trước ..phía sau
Câu 51: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 36 – thời gian 1 phút:
Các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Đáp án: Thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt là quan hệ về mặt dinh dưỡng tạo thành 1 chu trình khép kín đồng thời trong hệ sinh thái số lượng các loài luôn khống chế lẫn nhau làm hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Câu 52: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 37 – thời gian 3 phút:
1. Hệ sinh thái là gì? 
Đáp án: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã
2. Sự phát tán các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hoá học trong tự nhiên theo con đường nào?
A. Hoà tan trong nước. 
B. Lơ lửng trong không khí. 
C. Theo nước mưa ngấm xuống đất, theo nước mưa chảy ra ao, hồ, sông, suối và đại dương. 
D. Liên kết với các chất hoá học, tích tụ trong các thảm thực vật.
Đáp án: C
Câu 53: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 37 – thời gian 5 phút
Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng?
Đáp án: Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi, mất nơi ở của các loài sinh vật " giảm đa dạng sinh học " gây mất cân băng sinh thái.
Câu 54: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 37 – thời gian 5 phút:
1. Con người phải có trách nhiệm gì để góp phần phát triển bền vững?
A. Không tác động vào môi trường. (3)
B. Bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên. (1)
C. Khai thác, sử dụng và phục hồi tài nguyên thiên nhiên. (2)
D.Tất cả các phát biểu (1), (2) và (3).
Đáp án: B
2. Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. (3) 
Cả (1), (2) và (3). 
Không săn bắt các động vật hoang dã. (1)
Bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã. (2)
Đáp án: B
3. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
B. Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp phục hồi cân bằng sinh thái.
C. Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững.
D. Phá rừng để lấy đất trồng trọt cần phải được khuyến khích.
Đáp án: D

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_sinh_ki_II.doc