Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 6 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 27/09/2023 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I - MÔN VẬT LÝ- KHỐI 8
NĂM HỌC: 2022-2023
1. Ma trận 
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Trắc nghiệm khách quan: 14 câu (7,0 điểm).
- Tự luận: 3 câu (3 điểm).
TT
CHỦ ĐỀ
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Tổng số câu
Tổng điểm
NB
TH
VD
VD cao
TN
TL
TN
TL
1
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
3TN
2TN
1TL
5
1
2,5
1,0
2
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
2TN
1TN
3
1,5
3
3. Áp suất
a) Khái niệm áp suất
b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực
c) Áp suất khí quyển
d) Lực đẩy Ác-si-mét. Vật nổi, vật chìm
3TN
3TN
2TL
6
2
3,0
2,0
Tổng số câu
8
6
2
1
14
3
7,0
3
Thời gian (phút)
16
12
10
7
28
17
Tổng điểm
4,0
3,0
2,0
1,0
7,0
3,0
7,0
3,0
2. Bản đặc tả
TT
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD cao
1
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
Kiến thức (Nhận biết; Thông hiểu)
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
Kĩ năng (Vận dụng; Vận dụng cao)
- Vận dụng được công thức v = st
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
3
2
1
2
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
Kiến thức (Nhận biết; Thông hiểu)
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì. 
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
Kĩ năng (Vận dụng; Vận dụng cao)
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
2
1
3
3. Áp suất
a) Khái niệm áp suất
b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực
c) Áp suất khí quyển
d) Lực đẩy Ác-si-mét. Vật nổi, vật chìm
Kiến thức (Nhận biết; Thông hiểu)
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
Kĩ năng (Vận dụng; Vận dụng cao)
- Vận dụng được công thức p =FS.
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd. 
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
3
3
2
PHÒNG GD & ĐT	 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I 
TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 
 Môn: Vật lí 8
 ĐỀ A 	 Thời gian: 45 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh: .., SBD: ..
I. TRẮC NGHIỆM : ( 7 điểm )
 Hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời phù hợp nhất 
Câu 1. Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là đúng ?
A. Ô tô đứng yên so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô đứng yên so với người đi trên đường.
 D. Ô tô đứng yên so với cây cối bên đường.
Câu 2. Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào SAI ?
 A. Vận tốc càng lớn chuyển động càng nhanh.
 B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
 C. Công thức tính vận tốc là v = S.t.
 D. Đơn vị của vận tốc là km/h.
 Câu 3. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
 A. Không thay đổi.                         B. Chỉ có thể tăng.
 C. Chỉ có thể giảm.                         D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.
Câu 4. Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là
 A. trọng lực của Trái Đất với lực ma sát của mặt bàn.
 B. lực ma sát với lực đàn hồi.
 C. trọng lực của Trái Đất với lực nâng của mặt bàn.
 D. lực ma sát với lực nâng của mặt bàn.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng ?
 A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. 
 B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
 C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. 
 D. Lực là nguyên nhân làm vật bị biến dạng.
Câu 6. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng ?
 A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
 B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
 C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
 D. Lực ma sát cản trở chuyển động của vật.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng ? Muốn tăng áp suất thì
 A. giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. B. tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
 C. giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 8. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào
 A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. 
 B. trọng lượng riêng và thể tích của vật.
 C. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
 D. trọng lượng riêng của vật và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 9. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là
 A. trọng lượng riêng của vật bằng trong lượng riêng của nước.
 B. trọng lượng riêng của vật lớn hơn trong lượng riêng của nước.
 C. lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.
 D. lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật.
 Câu 10. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng ?
 A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
 B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
 C. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của chất lỏng.
 D. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. 
 Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
 Thả một viên bi sắt vào nước. Viên bi càng xuống sâu thì 
 A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
 B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng giảm.
 C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
 D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng giảm.
Câu 12. Đơn vị nào dưới đây KHÔNG phải là đơn vị đo áp suất ?
A. N. B. Pa. C. N/m2.	D. mmHg.
Câu 13. Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình
 A. tăng.                         B. giảm.             C. không đổi.               D. bằng không.
Câu 14. Hai bình a và b thông nhau, có khóa k ở đáy. Bình a lớn hơn đựng dầu ăn, bình b đựng nước tới cùng độ cao. Khi mở khóa thông hai bình thì dầu và nước có chảy từ bình nọ sang bình kia không ?
A. Không, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Dầu chảy sang nước, vì lượng dầu nhiều hơn.
C. Nước chảy sang dầu, vì nước có trọng lượng riêng lớn hơn.
D. Dầu chảy sang nước, vì dầu nhẹ hơn nước.
II. TỰ LUẬN: ( 3 điểm )
 Câu 15. Vừa to vừa nặng hơn kim, thế mà tàu nổi, kim chìm ! Tại sao ? ( 1 điểm )
 Câu 16. Hai người đi bộ, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 2 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 1 giờ.
 a. Người nào đi nhanh hơn ? ( 0,5 điểm )
 b. Nếu hai người khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều thì sau 10 phút, hai người cách nhau bao nhiêu ? ( 0,5 điểm )
 Câu 17. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,06.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2.
 a. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống ? Vì sao? ( 0,5 điểm )
 b. Tính độ sâu của tàu ngầm khi áp kế chỉ 0,86.106 N/m2. (Biết trọng lượng riêng của nước biển là: d = 10 300 N/m3 ). ( 0,5 điểm )
HẾT./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
 VẬT LÍ 8
Thời gian: 45 phút
I. Hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời phù hợp nhất (7 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐỀ A
B
C
A
C
A
D
B
C
D
D
C
A
B
B
ĐỀ B
C
D
D
C
A
B
B
B
C
A
C
A
D
B
 Đúng mỗi câu được 0,5 điềm.
II. Tự luận (3 điểm).
Câu 15. (1 điểm).
 - Tàu nổi vì trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. (0,5 điểm)
Nếu sai hoặc thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
 - Kim chìm vì trọng lượng riêng của kim lớn hơn trọng lượng riêng của nước. (0,5 điểm)
Nếu sai hoặc thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
Câu 16. (1 điểm).
a. (0,5 điểm)
Vận tốc người thứ nhất:
V= S/t = 300m/2ph = 150m/ph
Vận tốc người thứ hai:
V= S/t = 7,5km/1h = 125m/ph
Vậy người thứ nhất đi nhanh hơn.
Nếu sai hoặc thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
b. (0,5 điểm)
Quãng đường người thứ nhất đi được:
S= V.t = 150m/ph.10ph =1500m
Quãng đường người thứ hai đi được:
S= V.t =125m/ph.10ph = 1250m
Hai người cách nhau:
1500m + 1250m = 2750m
Đáp số: 
 a. Người thứ nhất đi nhanh hơn. 
b. Hai người cách nhau 2750m.
Nếu sai hoặc thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
Câu 17. (1 điểm).
 a. Tàu nổi lên. Vì áp suất giảm. (0,5 điểm)
Nếu sai hoặc thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
 b. (0,5 điểm)
Áp suất 0,86.106 N/m2 có độ sâu là:
Ta có P = d.h
h = P/d = 0,86.106 N/m2 / 10300N/m3 = 83,5m. 
Nếu sai hoặc thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_202.docx