Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 10 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 28/09/2023 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN LÍ 8
Năm học: 2022-2023
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sự cân bằng lực – Quán tính
Câu
2,3
2 Câu
Lực ma sát
Câu
19
Câu
4
2 Câu
Lực đẩy 
Ac si met
Câu
1,12
Câu
13,14,
15
Câu
1
6 Câu
Áp suất
Câu
4,5
Câu
6,7,20
Câu
8
6 Câu
Áp suất 
chất lỏng
Câu
9,10
2 Câu
Áp suất khí quyển
Câu 3
Câu
11
2 Câu
Sự nổi
Câu
16,
17,18
Câu
2
4 Câu
TS câu
T S điểm
Tỉ lệ %
9 Câu
2,25
22,5%
1 Câu
1
10%
9 Câu
2,25
22,5%
2 Câu
0,5
5%
3 Câu
4
40%
24 Câu
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất trong những câu sau đây:
Câu 1: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Acsimét 	C. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
B. Trọng lực	D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Câu 2: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.	C. Xe máy chạy trên đường.
B. Lá rơi từ trên cao xuống.	D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật?
A. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi.
B. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực.
C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc.
D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
Câu 4: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 5: Đơn vị đo áp suất là gì ?
A. Niutơn (N)	 C. Niutơn mét (Nm).
B. Niutơn trên mét (N/m)	D. Niutơn trên mét vuông (N/m2).
Câu 6: Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ?
A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo.
B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó.
C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường.
D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt.
Câu 7: Lực nào sau đây không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Câu 8: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ?
A. 540N.	B. 54kg.	C. 600N	D. 60kg.
Câu 9 : Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Câu 10: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. khối lượng lớp chất lỏng phía trên.	
B. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. thể tích lớp chất lỏng phía trên.	
D. độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 11: Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ ?
A. Để dễ đổ nước ra chén do lợi dụng áp suất khí quyển.
B. Để cho đúng mốt.
C. Để nước nóng bay hơi bớt cho đỡ nóng.
D. Để trang trí cho đẹp.
Câu 12: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 13: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A. Giảm đi. B. Tăng lên. C. Không thay đổi. D. Chỉ số 0.
Câu 14: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn.
B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ.
C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước.
D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu.
Câu 15: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa (không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?
A. Quả cầu đặc.	
B. Quả cầu rỗng.	
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 16: Nhúng ngập hai quả cầu một bằng sắt, một bằng nhôm có thể tích bằng nhau vào nước. So sánh lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên hai quả cầu.
A. Quả cầu nhôm nhẹ hơn nên bị nổi trên mặt nước. 
B. Quả cầu nhôm chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn 
C. Quả cầu sắt chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn. 
D. Bằng nhau.
Câu 17: Một vật rắn nổi trên một chất lỏng khi:
A. khối lượng của chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật.
B. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
C. khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.
D. khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.
Câu 18: Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì:
A. thép có lực đẩy trung bình lớn.
B. thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C. con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
D. con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước.
Câu 19: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau
Câu 20: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. để tăng áp suất lên mặt đất
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1: (1,5đ) Tính lực đẩy Ác si met tác dụng lên quả cầu bằng đồng có thể tích là 0,03m2 được nhấn chìm trong nước.
Câu 2: (1,5đ) Dưới nước ai cũng là lực sĩ! Trên mặt đất, bạn Hiếu không thể nâng nổi 1 vật 30kg nhưng ở dưới nước Hiếu có thể nâng một khối bê tông khối lượng 50kg. Hãy tính lực nâng của Hiếu khi đó. Biết rằng bê tông có khối lượng riêng 2200 kg/m3, và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3
Câu 3: (1đ) Giải thích câu thơ sau:
	Áp suất khí quyển đặt lên
Mọi phương mọi vật ở trên địa cầu
Câu 4: (1đ) Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải cao su?
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Vật lí 8
Năm học 2022-2023
I. Phần trắc nghiệm (5đ) : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
C
B
D
C
C
B
C
D
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
D
A
D
C
D
B
C
C
D
II. Phần tự luận: (5đ)
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
Lực đẩy Ác si met tác dụng lên quả cầu bằng đồng là 
FA = dn.V = 10000 . 0,03 = 300 N
1,đ
2
Thể tích của khối bê tông là: V = m/D = 0,02 (m3)
Trọng lượng của khối bê tông là: P = 10m = 10.50 = 500 (N)
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khối bê tông là: FA = V.D = 0,02. 10000 = 227 (N)
Lực nâng của Hiếu khi đó là. F = P – FA = 500 – 227 = 273 (N)
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
3
Áp suất khí quyển đặt lên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương.
1đ
4
Vì để tăng ma sát sẽ giúp dễ mở nắp chai
1đ
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Minh Hà
Nguyễn Thị Thu
 MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ 9
Năm học: 2022-2023
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Định luật Ôm
Câu
1,2
Câu
3
3 Câu
Đoạn mạch nối tiếp
Câu
4
Câu
5
2 Câu
Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Câu
6,7
2 Câu
Công suất điện
Câu
8
1 Câu
Định luật Jun – Len xơ
Câu
9
1 Câu
Nam châm vĩnh cửu
Câu
10
Câu
14
2 Câu
Sự nhiễm từ của sắt, thép, nam châm
Câu
11,15
Câu
16
3 Câu
Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường
Câu
12,13
2 Câu
Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
Câu
1
Câu
3
2 Câu
Ứng dụng của nam châm
Câu
17,18
2 Câu
Lực điện từ
Câu 20
Câu
2,4
3 Câu
Động cơ điện một chiều
Câu
19
1 Câu
TS câu
T S điểm
Tỉ lệ %
10 Câu
2,5
25%
1 Câu
1
10%
9 Câu
2,25
22,5%
1 Câu
0,25
2,5%
3 Câu
4
40%
24 Câu
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÍ 9 
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất trong những câu sau đây:
Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở 
A. 10V.	B. 3,6V.	C. 5,4V.	D. 0,1V.
Câu 2: Một dây dẫn có điện trở 50W chịu được dòng điện có cường độ 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là 
A. 12500V.	B. 12,5V.	C. 50V.	D. 0,2V.
Câu 3: Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I. Thay điện trở R bởi điện trở R thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 2I. Mối liên hệ giữa R và R: 
A. = .	B. = 2R.	C. = .	D. = .
Câu 4: Với mạch điện nối tiếp có 3 điện trở, công thức nào dưới đây là đúng:
A. Rtd = R1.	B. Rtd = R1+ R2.	C. Rtd = R1+ R3.	D. Rtd = R1+ R2 + R3. 
Câu 5: Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi 12V, Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
A. 0,1A.	B. 0,15A.	C. 1A.	D. 0,3A.
Câu 6: Một dây dẫn dài l và có điện trở là R. Nếu tăng chiều dài gấp 3 lần sẽ có điện trở R’ là bao nhiêu? 
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100m, tiết diện S =10-6m2, điện trở suất r = 1,7.10-8 Wm. Điện trở của dây là:
A. 1,7.10-8 W.	B. 1,7W.	C. 1,7. 10-6 W.	D. 1,7.10-2W.
Câu 8: Một bếp điện có điện trở 44 W được mắc vào hiệu điện thế 220V, công suất tiêu thụ của bếp là
A. 176W.	B. 9680W.	C. 264W.	D. 1100W.
Câu 9: Nhiệt lượng tỏa ra trên một điện trở 20W khi có dòng điện 2A chạy qua trong 30 s là
A. 1200J	B. 2400J	C. 120J	D. 240J
Câu 10: Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng
A. Bắc – Nam	B. Đông - Nam.	C. Tây - Bắc.	D. Tây - Nam.
Câu 11: Vật liệu dùng làm lõi nam châm điện là
A. thép.	B. đồng.	C. sắt.	D. sắt non.
Câu 12: Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm.
A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc.
C. Kim nam châm không thay đổi hướng.
D. Kim nam châm mất từ tính.
Câu 13: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường:
 A. Dùng Ampe kế.	B. Dùng Vôn kế.
C. Dùng kim nam châm có trục quay.	D. Dùng ampe kế.
Câu 14: Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành 
A. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ chỉ có một từ cực .
B. những thanh nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai từ cực .
C. những thanh kim loại nhỏ không có từ tính.
D. những thanh hợp kim nhỏ không có từ tính.
Câu 15: Khi tăng số vòng dây của nam châm điện thì lực từ của nam châm điện 
A. tăng.	C. giảm.
B. không tăng, không giảm.	D. lúc tăng, lúc giảm.
Câu 16: Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng 
A. làm cho nam châm được chắc chắn. 	B. làm giảm từ trường của ống dây. 
C. làm nam châm bị nhiễm từ vĩnh viễn. 	D. làm tăng tác dụng từ của ống dây. 
Câu 17: Vật nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua? 
A. Mỏ hàn điện.	B. Loa điện.	C. Bóng đèn dây tóc.	D. Ấm điện.
Câu 18: Bộ phận chủ yếu của rơle điện từ là: 
A. một nam châm vĩnh cửu và một thanh sắt non.
B. một nam châm vĩnh cửu và một thanh thép.
C. một nam châm điện và một thanh sắt non.
D. một nam châm điện và một thanh thép.
Câu 19: Một số ứng dụng của động cơ điện trong đời sống là :
A. mỏ hàn điện, bàn là, quạt điện. B. quạt điện, máy bơm nước, máy giặt.
C. máy bơm nước, nồi cơm điện, quạt điện. D. máy giặt, ấm điện, máy sấy tóc.
Câu 20:Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện thẳng đặt trong từ trường thì ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của đường sức từ.	 B. Chiều của lực điện từ.
C. Chiều của dòng điện.	D. Không hướng theo ba hướng trên.
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1 : (1đ) Phát biểu qui tắc nắm tay phải.
Câu 2 : (1đ) Xác định chiều lực điện từ trong mỗi trường hợp sau :
Câu 3: (2đ) Cho mạch điện như hình vẽ: Khi đóng khóa K kim nam châm bị hút vào ống dây. Hãy :
a) Vẽ đường sức từ bên trong và bên ngoài ống dây và chiều các đường sức từ.
b) Xác định từ cực của ống dây và kim nam châm .
Câu 4 : (1đ) Xác định chiều dòng điện trong mỗi trường hợp sau :
S
N
S
N
 F
 F	F
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 9
Năm học : 2022-2023
I. Phần trắc nghiệm (5đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
B
C
D
A
A
B
D
B
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
A
C
B
A
D
B
C
B
C
II. Phần tự luận: (5đ)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Qui tắc nắm tay phải : Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
1đ
2
1đ
3
N
S
N
S
2đ
4
S
N
S
N
 F
 F
1đ
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_ho.docx