Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 11 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 467Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
NV 1– NHÓM 6 
1. Nguyễn Văn Ngọc – Trường THCS Phùng Giáo
2. Hà Thị Hương – Trường THCS Minh Tiến.
3. Lê Thị Quỳnh – Trường THCS Nguyệt Ấn.
KHUNG MA TRẬN DÀNH CHO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn Giáo dục công dân 7 – Cuối kì I
TT
Mạch nội dung
Chủ đề
Mứ c đô ̣nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tỉ lệ
Tổng
điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Giáo dục đạo đức
1. Tự hào về truyền thống quê hương
2 câu
 2 câu
0,5
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
2 câu
2 câu
0,5
3. Học tập tự giác, tích cực
1 câu
1 câu
0,25
4. Giữ chữ tín
2 câu
2 câu
0,5
5. Bảo tồn di
sản văn hoá
3 câu
1/4 câu
1/2 câu
1/4 câu
3 câu
1 câu
4,75
2
Giáo
dục kĩ
năng
sống
Ứng phó với tâm lí căng thẳng
2 câu
1/2 câu
1/2 câu
2 câu
1 câu
3,5
Tổng
12
0,75
1
0,25
12
2
10 điểm
Tı̉ lê ̣%
30%
30%
30%
10%
30%
70%
 Tı̉ lê c̣ hung
60%
40%
100%
	Lưu ý :
Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.
Các câu hỏi ở cấp độ hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Trong đơn vị kiến thức (1), (2), (3), (4) được chọn ra hai câu mức độ thông hiểu, có thể mức độ thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng (*) hoặc thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng cao (**) trong cùng một đơn vị kiến thức (mỗi mức độ ½ câu).
Trong đơn vị kiến thức (1), (2), (3), (4) được chọn ra 1 câu mức độ vận dụng, ) có thể mức độ thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng trong cùng một đơn vị kiến thức (mỗi mức độ ½ câu).
Trong đơn vị kiến thức (1), (2), (4) được chọn ra 1 câu mức độ vận dụng cao, ) có thể mức độ thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng cao (**) trong cùng một đơn vị kiến thức (mỗi mức độ ½ câu).
Không ra câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao ở cùng 1 đơn vị kiến thức.
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 7
TT
Mạch nội dung
Nội dung
Mức đô ̣ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Giáo dục đạo đức
1. Tự hào về truyền thống quê hương
Nhận biết:
- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.
- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
Vận dụng:
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.
Vận dụng cao:
Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
2TN
1. Quan tâm, cảm thông và
chia sẻ
Nhận biết:
Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Thông hiểu:
Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
Vận dụng:
- Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
Vận dụng cao:
Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
2TN
3. Học tập tự giác, tích cực
Nhận biết:
Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
Thông hiểu:
Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
Vận dụng:
Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
Vận dụng cao:
Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.
1TN
4. Giữ chữ tín
Nhận biết:
- Trình bày được chữ tín là gì.
- Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.
Thông hiểu:
- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.
- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
Vận dụng:
Phê phán những người không biết giữ chữ tín.
Vận dụng cao:
Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
2TN
4. Bảo tồn di sản văn hoá
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm di sản văn hoá.
- Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
Thông hiểu:
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
- Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.
Vận dụng:
Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
Vận dụng cao:
Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
3TN
1/4TL
1/2TL
1/4 TL
2
Giáo dục kĩ năng sống
6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Nhận biết:
- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
- Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
Thông hiểu:
- Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng
- Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
Vận dụng:
- Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
2TN
1/2TL
1/2TL
Tổng
12TN
0,75 TL
1TL
0,25 TL
Tỉ lệ %
30
30
30
10
Tỉ lệ chung
60
40
Lưu ý :
Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.
Các câu hỏi ở cấp độ hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Trong đơn vị kiến thức (1), (2), (3), (4) được chọn ra hai câu mức độ thông hiểu, có thể mức độ thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng (*) hoặc thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng cao (**) trong cùng một đơn vị kiến thức (mỗi mức độ ½ câu).
Trong đơn vị kiến thức (1), (2), (3), (4) được chọn ra 1 câu mức độ vận dụng, ) có thể mức độ thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng trong cùng một đơn vị kiến thức (mỗi mức độ ½ câu).
Trong đơn vị kiến thức (1), (2), (4) được chọn ra 1 câu mức độ vận dụng cao, ) có thể mức độ thông hiểu kết hợp với mức độ vận dụng cao (**) trong cùng một đơn vị kiến thức (mỗi mức độ ½ câu).
Không ra câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao ở cùng 1 đơn vị kiến thức.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Năm học 2022-2023
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên :...........................................................; Lớp............
Phần I - Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm).
Câu 1: Di tích lịch sử Đền Trung túc vương Lê Lai thuộc xã nào của Ngọc Lặc?
A. Lam Sơn.	 B. Kiên Thọ.	 C. Phúc Thịnh.	 D. Nguyệt Ấn.
Câu 2: “Hát xường giao duyên” là điệu hát của dân tộc nào trên địa bàn huyện Ngọc Lặc?
A. Dao. 	 B. Kinh.	 C. Mường.	D. Thái.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.
B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.
C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.
D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.
Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ 
A. nhận được sự quan tâm của người khác đối với mình.
B. nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
C. nhận được sự trả ơn của người khác đối với mình.
D. nhận được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?
A. Thường xuyên không học bài cũ.
B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.
C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
Câu 6: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn
A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.
B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.
C. niềm tin của mình đối với mọi người. 
D. niềm tin của mọi người đối với mình
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?
A. Giữ đúng lời hứa của mình.
B. Buôn bán hàng chất lượng.
C. Hay trễ hẹn với bạn bè.
D. Nói đi đôi với làm.
Câu 8: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được
A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.
B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.
D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.
C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.
Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Nhã nhạc cung đình Huế.                
B. Trống đồng Đông Sơn.
C. Bến Nhà Rồng.                               
D. Khu di tích Mĩ Sơn.
Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là 
A. áp lực từ học tập.
B. các mối quan hệ bạn bè.
C. kỳ vọng của gia đình.
D. suy nghĩ tiêu cực.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?
A. Suy giảm trí nhớ.
B. Không tập trung công việc.
C. Vui vẻ, tự tin.
D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1(3 điểm): 
Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?
Câu 2 (4 điểm): 
Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
D
B
A
D
C
B
A
A
D
C
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
- Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, 
- Nguyên nhân gây căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình,. Hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,
- Trước tình huống trên em sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. Sau đó lựa chọn giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, hoặc tìm sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, thân cô giáo, bạn bè,
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 2
(4 điểm)
* Học sinh nêu được ít nhất 4 di sản văn hóa của quê hương Ngọc Lặc hoặc của tỉnh Thanh Hoá.
VD: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc xã Kiên Thọ, Hát xường, Lễ hội Pồn pôông, Hang Bàn Bù, 
* Nêu được các giải pháp góp phần bảo vệ di sản văn hoá:
- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.
- Giữ gìn các di sản văn hóa.
- Tham gia các lễ hội ở địa phương mình.
- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.
* Không đồng tình với hành vi, việc làm của các bạn học sinh đó. 
- Hành vi của các bạn là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Cần khuyên ngăn các bạn không được thực hiện những hành vi như vậy, giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Nếu các bạn không nghe cần báo ngay cán bộ, ban quản lý di sản văn hoá.
1 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_l.doc