I. MA TRẬN ĐỀ. Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu: Văn bản thơ -Xác định phương thức biểu đạt. - Nhận ra thể thơ của đoạn thơ. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. -Tìm từ láy, - Hiểu nội dung đoạn thơ. - Hiểu được ý nghĩa tác dụng của BPNT với nội dung của đoạn thơ. Số câu: 5 Tỉ lệ: 50% 30% x 10 điểm = 3.0 điểm 20% x 10 điểm = 2.0 điểm 5.0 điểm II. Tạo lập văn bản: Nhận biết được vấn đề kể chuyện. Kể chuyện theo ngôi thứ 1 Hiểu được vấn đề trong câu chuyện mình kể.Tập trung vào sự việc đã xảy ra. -Vận dụng các chi tiết cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. -Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể. - Rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết. Số câu: 1 Tỉ lệ: 50% 10% x 10 điểm =1.0 điểm 10% x 10 điểm =1.0 điểm 20% x 10 điểm = 2.0 điểm 10% x 10 điểm =1.0 điểm 5.0 điểm Tổng cộng 4.0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm II. ĐỀ PHÒNG GD-ĐT TRỰC NINH TRƯỜNG THCS TT NINH CƯỜNG ................................... ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đề khảo sát gồm 2 trang Đề bài. I. Phần đọc - hiểu (5.0 điểm). Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương, Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân Người bước lên đèo, Người đi rừng núi trông theo bóng Người (Tố Hữu, Việt Bắc, theo https://www.thivien.net/) Câu 1. (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1.Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Thuyết minh. 2. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát. B. Lục bát biến thể. C. Thơ tự do. D. Thơ tám chữ. 3. Các từ Bác, Người, Ông Cụ trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? A. Tác giả. B. Đồng bào Việt Bắc. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Chỉ các đối tượng khác nhau. 4. Từ nào sau đây là từ láy? A. Sáng ngời. B. Rừng núi. C. Đẹp tươi. D. Ung dung. Câu 2. (0,5 điểm). Chỉ ra các tiếng mang vần trong hai câu thơ: Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Câu 3: (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 4. (1,0 điểm). Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì nổi bật? Câu 5. (2,0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. II. Phần Tạo lập văn bản (5.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.(Đi thăm lăng Bác, đền Trần) -------------HẾT------------- III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GD-ĐT TRỰC NINH TRƯỜNG THCS TT NINH CƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Câu Nội dung cần đạt Điểm I.Phần đọc – hiểu 1 Mỗi ý đúng cho câu hỏi trắc nghiệm HS được 0,25 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án A A C A . 1,0 2 Các tiếng mang vần trong hai câu thơ đầu: xuôi – nguôi. 0,5 3 Nội dung đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ, với cách mạng. 0,5 4 Hình ảnh Bác trong đoạn thơ: Là một Ông Cụ quắc thước, tinh anh, giản dị, có phong thái ung dung, lạc quan. 1,0 5 HS có thể xác định 1 trong các biện pháp tu từ sau: - Điệp ngữ: Nhớ để nhấn mạnh và khẳng định tình cảm yêu mến của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ. - Điệp ngữ Người để duy trì đối tượng biểu cảm trong đoạn thơ. - Hoán dụ Việt Bắc không nguôi nhớ Người để diễn tả tình cảm nhớ thương, quyến luy ến của đồng bào Việt Bắc dành cho Bác. - Hoán dụ rừng núi trông theo bóng người để diễn tả sự yêu quý, lưu luyến, không nỡ xa Bác của đồng bào Việt Bắc. => Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm khiến câu thơ hay hơn ý nghĩa hơn, tạo âm hưởng, nhịp điệu. + Nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc đối với Bác, tăng sức biểu cảm cho lời thơ. + Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là tình cảm gắn bó tha thiết, nồng nàn và ấm áp. 0,5 1,5 II.Phần Tạo lập văn bản a. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; hiểu biết về văn bản; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn kể chuyện: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề trải nghiệm; Thân bài kể theo trình tự. Kết bài:. - Ngôi kể thứ 1. - Tập trung vào sự việc đã xảy ra 1,0 * Mở bài: - Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân. + Lí do: Nhà trường tổ chức dạy và học bằng hình thức trải nghiệm thực tế. + Nội dung trải nghiệm: đi thăm cụm di tích lăng và nhà sàn Bác Hồ. * Thân bài: Kể lại trải nghiệm theo trình tự thời gian, có kết hợp miêu tả và biểu cảm. * Sự việc 1: Tập trung để bắt đầu hành trình trải nghiệm. - Thời gian: Từ 6h sáng, tại trường. - Thầy cô và các bạn tập trung đông đủ, làm công tác tổ chức. - Những suy nghĩ, tâm trạng háo hức khi bắt đầu trải nghiệm. * Sự việc 2. Kể lại câu chuyện khi đến trước khu vực Lăng Bác. - Thời gian: 7h30 phút trước cổng vào lăng. - Phong cảnh, con người trên đường vào Lăng Bác. - Hình ảnh những chú bộ đội làm nhiệm vụ ở lăng, những đoàn người xếp hàng vào lăng. - Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. * Sự việc 3. Chứng kiến nghi lễ thượng cờ. - Thời gian: lúc 8 giờ, tại quảng trường Ba Đình - Lễ thượng cờ diễn ra trên quảng trường như thế nào? - Hình ảnh kéo cờ, chào cờ, - Những cảm xúc, suy nghĩ của em khi chứng kiến lễ thượng cờ. * Sự việc 4: Kể lại thời điểm em vào lăng viếng Bác. - Thời gian 8 giờ 30 phút, trong lăng Bác. - Không khí trang nghiêm, thành kính trong lăng. - Hình ảnh Bác Hồ trong lăng. - Cảm xúc và suy nghĩ của em khi nhìn thấy hình ảnh Bác. * Sự việc 5. Kể lại quá trình đến thăm nhà sàn Bác Hồ. - Thời gian: gần 11 giờ, khoảng gần trưa, tại nhà sàn – nơi Bác từng sống và làm việc trong khoảng thời gian cuối đời. - Hình ảnh ngôi nhà sàn, phong cảnh xung quanh, những vật dụng đơn sơ, giản dị mà em nhìn thấy. - Sự xúc động của bản thân, thầy cô và các bạn? Những cảm xúc, suy nghĩ của em về cuộc đời thanh bạch, giản dị, về sự nghiệp cách mạng của Bác. * Kết bài: - Suy nghĩ, cảm xúc trên đường trở về. - Ý nghĩa của trải nghiệm: Em học tập được gì sau trải nghiệm đến thăm lăng và nhà sàn Bác Hồ? 0,25 3,5 0,25 *Lưu ý chung: - Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao bài văn kể chuyện trải nghiệm có sức thuyết phục. - Căn cứ vào khung điểm, chất lượng bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho điểm sát hợp với từng phần bài viết. - Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5 điểm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu kết cấu lộn xộn, thiếu lô gíc trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 10 - 15 lỗi câu, từ, chính tả trừ 0,5 điểm; nếu quá 15 lỗi trên trừ 1 điểm./. -----------HẾT-----------
Tài liệu đính kèm: