Ma trận, bảng đặc tả và đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án và thang điểm)

docx 17 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 1545Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận, bảng đặc tả và đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận, bảng đặc tả và đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án và thang điểm)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6
TT
Mạch nội dung
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số câu
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Giáo dục đạo đức 
1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
2 câu
2 câu
4 câu
1
2. Yêu thương con người
2 câu
2 câu
1 câu
1
câu
4 câu
2 câu
6
3. Siêng năng kiên trì
2
câu
1 câu
2
câu
4 câu
1 câu
3
Tổng
6 
1
6
1
1
12
3
10
Tỉ lệ %
35%
45%
20%
30%
70%
Tỉ lệ chung
80%
20%
100%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6
TT
Mạch nội dung
Chủ đề
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Giáo dục đạo đức
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Nhận biết: 
Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
Thông hiểu: 
Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản.
4TN
Yêu thương con người
Nhận biết: 
- Nêu được khái niệm tình yêu thương con người
- Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người 
Thông hiểu:
- Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội.
- Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người 
4TN
1TL
1TL
Siêng năng kiên trì
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì
- Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì
- Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì 
Thông hiểu: 
- Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.
- Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động.
Vận dụng:
- Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
- Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
- Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.
4TN, 1 TL
Tổng
13
1
1
Trường THCS 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
Tiết 9 - Môn: Giáo dục công dân – Khối 6
Thời gian làm bài: 45 phút.
Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ 01
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm - Mỗi câu đúng 0,25 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đáp án em cho là đúng . 
Câu 1: Truyền thống của gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được
A. truyền từ đời này sang đời khác.	B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. nhà nước ban hành và thực hiện.	D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 2: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm
A. kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
B. nhiều tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân.
C. tình yêu thương, đoàn kết với cộng đồng.
D. nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình. 
B. Chê bai nghề truyền thống gia đình.
C. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình. 
D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.
Câu 4: Câu tục ngữ/ thành ngữ nào sau đây nói về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Lá lành đùm lá rách. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Uống nước nhớ nguồn. 
Câu 5: Làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì. C. Siêng năng. 
B. Trung thực. D. Tự giác.
Câu 6: Đâu là biểu hiện của siêng năng?
A. Cần cù. B. Nản lòng. C. Hời hợt. D. Chóng chán.
Câu 7: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta
A. thành công trong công việc. C. bản thân cảm thấy yêu đời hơn. 
B. uy tín cao trong xã hội. D. tự tin trong mọi công việc.
Câu 8: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người 
A. kiên trì. B. lười biếng. C. chăm chỉ. D. vô tâm.
Câu 9: Yêu thương con người là gì?
A. Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác.
B. Quan tâm, giúp đỡ, thương hại người khác.
C. Sẵn sàng làm những điều tốt đẹp cho người khác vì thương hại.
D. Sẵn sàng quan tâm, giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn vì lợi ích riêng.
Câu 10: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Làm những điều mình thích cho người khác.
B. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. 
C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
D. Mục đích sau này được người đó trả ơn.
Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn. 
B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
Câu 12: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù C. Tinh thần kỷ luật
B. Đức tính tiết kiệm D. Lòng yêu thương con người
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì? Cho 2 ví dụ về việc làm siêng năng, kiên trì trong học tập, 2 ví dụ về việc làm siêng năng, kiên trì trong cuộc sống hàng ngày của bản thân em?
Câu 2 (3,0 điểm)
Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội? Hãy kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương con người mà em biết hoặc đã từng tham gia.
Câu 3 (2,0 điểm) Tình huống: 
Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy".
Câu hỏi :
1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?
2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào ?
------Hết-----
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, Lớp 6
ĐỀ 01
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 ,0đ)
(Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
D
C
A
A
A
B
A
B
A
D
PHẦN II : TỰ LUẬN (7,0đ)
Câu 1(2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: 
 - Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.(0,5điểm)
 - Người siêng năng kiên trì sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. (0,5điểm)
Ví dụ: (1 điểm)
- Trong học tập: Đi học đều, chăm chỉ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp...
- Trong cuộc sống: Giúp đỡ ông bà, ba mẹ những việc làm vừa sức: trông em, quét nhà, nấu cơm....
Câu 2(3,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
*Giá trị của tình yêu thương con người (2 điểm)
- Yêu thương con người là tình cảm quý giá, một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
- Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác.
- Tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.
* Những phong trào, việc làm thể hiện tình yêu thương con người:(1điểm)
-Quyên góp sách vở cũ.
-Quyên góp đồ dùng học tập cho trẻ em vùng cao.
-Quyên góp, hỗ trợ đồng bào lũ lụt.
- Ủng hộ giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.
Câu 3(2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Nhận xét hành vi của một số bạn nhỏ: Hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể như vậy là không tốt, cần phải phê phán và nhắc nhở(1điểm)
b.Cách ứng xử của bản thân: Em sẽ khuyên nhủ các bạn là nên thông cảm và yêu thương bác ấy hơn, bác ấy đã không may mắn nên mới xảy ra tai nạn giao thông, bác ấy cần sự cảm thông và chia sẻ yêu thương từ mọi người(1điểm)
 * Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra.
Trường THCS ..
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
Tiết 9 - Môn: Giáo dục công dân – Khối 6
Thời gian làm bài: 45 phút.
Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ 02
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm - Mỗi câu đúng 0,25 điểm). 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đáp án em cho là đúng . 
Câu 1: Truyền thống của gia đình, dòng họ được hiểu là
A. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ tạo ra,  lưu truyền qua nhiều thế hệ.
B. những đức tính tốt đẹp của con người, như: trung thực, dũng cảm.
C. khối tài sản vật chất mà gia đình, dòng họ tích lũy được qua nhiều năm.
D. những di vật, cổ vật mà dòng họ lưu truyền được qua nhiều năm.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây không phản ánh về truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ ở Việt Nam?
A. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. C. “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.
B. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. D. “Thương người như thể thương thân”
Câu 3: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. C. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.
B. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh. D. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
Câu 4: Biểu hiện của giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là
A. thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển.
B. buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao.
C. mặc cảm vì có bố mẹ là người lao động chân tay.
D. không thích nghề của gia đình vì cho rằng nó tầm thường, lạc hậu, không phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.
Câu 5: Đức tính con người biểu hiện ở sự tự giác, cần cù, chịu khó, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Tự giác.
Câu 6: Biểu hiện của sự kiên trì là
A. cần cù làm việc.
B. thường xuyên làm việc.
C. quyết tâm làm đến cùng công việc được giao.
D. tự giác làm việc.
Câu 7: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta
A. thành công trong cuộc sống. C.  cảm thấy vui vẻ hơn.
B. sống tự do hơn trong xã hội. D. tự tin trong mắt người khác.
Câu 8: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người
A. Siêng năng, chăm chỉ. B. Lười biếng. C. Tiết kiệm. D. Trung thực.
Câu 9: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A.Yêu thương con người. C. Thương hại người khác.
B. Giúp đỡ người khác. D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 10: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ. C. Tinh thần yêu nước.
B. Lòng yêu thương con người. D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Yêu thương, giúp đỡ người khác một cách vô tư mà không mong được trả ơn. 
B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
Câu 12: Hành động của một người khi đi trên xe, đã nhường ghế cho phụ nữ mang thai, hoặc em nhỏ thể hiện điều gì?
A. Đức tính cần kiệm. C. Tinh thần kỷ luật.
B. Thể hiện cá tính. D. Lòng yêu thương con người.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Siêng năng, kiên trì là gì? Cho 2 ví dụ về việc làm siêng năng, kiên trì trong học tập, 2 ví dụ về việc làm siêng năng, kiên trì trong cuộc sống hàng ngày của bản thân em?
 Câu 2 (3,0 điểm)Tại sao trong cuộc sống, mỗi người phải biết yêu thương con người? Hãy kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương con người mà em biết hoặc đã từng tham gia.
Câu 3 (2,0 điểm) Tình huống: 
 Một buổi chiều mùa hè nắng gắt, Mạnh đang cùng các bạn đi trên đường gần thị trấn thì thấy một bà cụ già đang ngồi ven đường. Nhìn bà cụ rất mệt mỏi, mặt tái mét. Thấy vậy, Mạnh bảo các bạn dừng xe, hỏi han bà mấy câu mới biết cụ bị say nắng không thể đi được nữa. Thấy vậy, Mạnh bảo các bạn cùng đỡ bà ngồi lên xe của mình, rồi cùng các bạn đưa bà về nhà. 
a) Em có nhận xét gì về việc làm của Mạnh? 
b) Theo em, vì sao Mạnh lại có việc làm tốt như vậy?
------Hết------BÀI LÀM
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, Lớp 6
ĐỀ 02
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 ,0đ)
(Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
B
A
C
C
A
B
A
B
A
D
PHẦN II : TỰ LUẬN (7,0đ)
Câu 1(2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: 
- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.(0,5điểm)
- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí .(0,5điểm)
Ví dụ: (1 điểm)
- Trong học tập: Đi học đều, chăm chỉ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp...
- Trong cuộc sống: Giúp đỡ ông bà, ba mẹ những việc làm vừa sức: trông em, quét nhà, nấu cơm....
Câu 2(3,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
*Giá trị của tình yêu thương con người (2 điểm)
- Yêu thương con người là tình cảm quý giá, một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
- Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác.
- Tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.
* Những phong trào, việc làm thể hiện tình yêu thương con người:(1điểm)
-Quyên góp sách vở cũ.
-Quyên góp đồ dùng học tập cho trẻ em vùng cao.
-Quyên góp, hỗ trợ đồng bào lũ lụt.
- Ủng hộ giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.
Câu 3(2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
a) Nhận xét gì về việc làm của Mạnh: Việc làm của Mạnh đúng đắn, tốt đẹp, thể hiện phẩm chất cao đẹp đó là yêu thương con người, việc làm ấy đáng được tuyên dương và noi gương để nhân rộng những tấm gướng sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn.(1 điểm)
b) Lí giải tại sao Mạnh có việc làm đó: Mạnh có việc làm tốt như vậy là vì bạn có được tình yêu thương con người. (1 điểm)
 * Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra.
                      Duyệt đề
            Ngày .. tháng . năm 2022
Giáo viên
Lê Thi Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_bang_dac_ta_va_de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_giao_duc_co.docx