Luyện đề tuyển sinh đại học 2016 môn Vật lý - Đề 1

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề tuyển sinh đại học 2016 môn Vật lý - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện đề tuyển sinh đại học 2016 môn Vật lý - Đề 1
Luyện đề TSĐH 2016 môn Vật lý - Đề 1
Câu 1. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L, C hữu hạn và khác không. Với C = C1 mạch xảy ra cộng hưởng Với C = C1/2 thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng:
A. 220
B. 141,42
C. 311,13
D. 110
Câu 2. Một vật tham gia đồng thời vào hai dao động điều hoà có phương trình: x1 = 4√3cos10πt (cm) và x2 = 4sin10πt (cm). Vận tốc của vật khi t = 2 s là bao nhiêu?
A. 125 cm/s
B. 120,5 cm/s
C. -125 cm/s
D. 125,7 cm/s
Câu 3. Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau khoảng AB = 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ = 1,6 cm. C và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động cùng pha với nguồn ở trên đoạn CD là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 10
Câu 4. Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với tụ C có điện dung 10-3/(2π) F, đoạn mạch MB là cuộn dây có điện trở R2 và độ tự cảm L. Đặt giữa hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều u = 60√2cos(100πt) V thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm A và M là 24√5 V, nếu nối tắt hai đầu tụ C bằng dây dẫn có điện trở không đáng kể thì điện áp hiệu dụng của hai đoạn AM và MB lần lượt là 20√2 V và 20√5 V. Hệ số công suất trên mạch AB khi chưa nối tắt là
A. 0.92
B. 0.86
C. 0.95
D. 0.81
Câu 5. Biểu thức điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là u = 200sinωt (V). Tại thời điểm t1 nào đó, điện áp u = 100 V và đang giảm. Hỏi đến thời điểm t2, sau t1 đúng 1/4 chu kỳ, điện áp u bằng bao nhiêu?
A. 100√3 V
B. -100√3 V
C. 100√2 V
D. -100√2 V
Câu 6. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân dao đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn tăng lên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì :
A. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
B. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng hình dạng của các vân giao thoa sẽ thay đổi và không còn đối xứng nữa.
C. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
D. Không xảy ra hiện tượng giao thoa nữa.
Câu 7. Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp hiệu điện thế xoay chiều u = 200cos(100πt) V. Biết R = 50 Ω; C = 10-4/(2π) F và L = 1/(2π) H. Để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt cực đại thì phải ghép thêm với tụ điện C ban đầu một tụ điện C0 có điện dung bao nhiêu và cách ghép như thế nào ?
A. C0 = 3.10-4/(2π) F, ghép nối tiếp.
B. C0 = 10-4/(2π) F, ghép song song.
C. C0 = 10-4/π F, ghép nối tiếp.
D. C0 = 3.10-4/(2π) F, ghép song song
Câu 15. Một chất điểm đang dao động điều hòa với chu kỳ T. Tại một thời điểm vật có li độ 4 cm, và sau thời điểm đó một quãng thời gian bằng T/4 thì vật có tốc độ là 80 cm/s. Chu kỳ dao động của chất điểm là
A. π/10 s.
B. π/5 s.
C. π/20 s.
D. π/2 s.
Câu 16. Đặt một điện áp xoay chiều u = U√2cos(100πt) V lên hai đầu mạch điện gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C = 200/π μF và cuộn dây có độ tự cảm L = 1,5/π H và điện trở nội r = 10 Ω. Khi điều chỉnh biến trở thì thấy có hai giá trị là R1 = 70 Ω và R2 cho công suất tiêu thụ trên mạch điện là như nhau. Giá trị của R2 là
A. 120 Ω.
B. 105 Ω.
C. 125 Ω.
D. 115 Ω.
Câu 17. Cho một chất điểm đang dao động điều hòa với biên độ bằng 8 cm và chu kỳ bằng 0,4 s. Biết công suất tức thời của lực hồi phục tại vị trí li độ 5 cm có độ lớn là 1,21 W. Khối lượng của chất điểm là
A. 50 g.
B. 100 g.
C. 60 g.
D. 80 g.
Câu 18. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Điện trường tĩnh không tác dụng lực lên điện tích đứng yên.
B. Điện trường tĩnh không tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
C. Từ trường tĩnh không tác dụng lực lên điện tích đứng yên.
D. Từ trường tĩnh không tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
Câu 19. Cho một chất điểm đang dao động điều hòa. Đồ thị phụ thuộc cùa li độ (x) vào thời gian (t) được mô tả như trên hình vẽ. Biểu thức của gia tốc tức thời là
A. a = 8π.cos(πt + π/3) cm/s2.
B. a = 8π2.cos(πt − 2π/3) cm/s2.
C. a = 8π.cos(πt − π/3) cm/s2.
D. a = 8π2.cos(πt + 2π/3) cm/s2.
Câu 20. Một nguồn điểm S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian với công suất bằng 10 W. Cho điểm M trong không gian cách S một khoảng 100 cm, và điểm N là trung điểm của đoạn SM. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340 m/s và môi trường không hấp thụ âm. Năng lượng của sóng âm trong vùng không gian giới hạn bởi hai mặt sóng đi qua M và N bằng
A. 7 J.
B. 7 mJ.
C. 14,7 mJ.
D. 14,7 J.
Câu 21. Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 100 cm và 110 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Gọi Δt là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị Δt gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,36 s.
B. 8,12 s.
C. 0,51 s.
D. 3,20 s.
Câu 22. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động bằng 50 Hz và tốc độ truyền sóng bằng 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng S1S2 = 8 cm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Cho điểm M nằm trên mặt chất lỏng thuộc đường thẳng Δ đi qua S2 và vuông góc với S1S2. Biết phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách gần nhất và xa nhất từ M tới S2 lần lượt là
A. 0,84 cm và 26,07 cm.
B. 1,56 cm và 20,45 cm.
C. 0,78 cm và 25,54 cm.
D. 0,48 cm và 26,7 cm.
Câu 23. Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh với R = 50 Ω; C = 200/π µF; và L có thể thay đổi. Đặt điện áp u = U√2cos(100πt) V lên hai đầu mạch và thay đổi độ tự cảm thì thấy khi L = L1 = 0,75/π H hoặc L = L2 thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm có cùng giá trị. Giá trị của L2 bằng
A. 2/π H.
B. 3/(2π) H.
C. 1/(2π) H.
D. 2/(3π) H. 
Câu 32. Cho mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh với R = 50 Ω, L = 1/4π H, và C có thể thay đổi. Đặt điện áp u = U√2cos(100πt) V lên hai đầu mạch điện và thay đổi điện dung thì thấy khi C = C1 = 100/π μF hoặc C = C2 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện là như nhau. Giá trị điện dung C2 bằng
A. 60/π μF.
B. 250/π μF.
C. 50/π μF.
D. 275/π μF.
Câu 33. Cho mạch RLC không phân nhánh với R nằm giữa L và C. Giá trị của R có thể thay đổi được. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 100 V và tần số không đổi lên hai đầu mạch. Thay đổi R cho tới khi công suất toàn mạch đạt giá trị cực đại, lúc đó điện áp trên cuộn dây thuần cảm bằng hai lần điện áp trên tụ. Điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch chỉ chứa hai phần tử R và C khi đó bằng
A. 100 V.
B. 150 V.
C. 50 V.
D. 120 V.
Câu 34. Một vật nhỏ đang dao động điều hoà. Thời điểm ban đầu, t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Sau thời gian chuyển động bằng 1/12 s, vật chưa đổi chiều chuyển động nhưng vận tốc giảm xuống còn một nửa. Sau thời gian chuyển động bằng 5/24 s thì vật đi được quãng đường dài 9 cm. Vận tốc chuyển động của vật nhỏ sau thời điểm ban đầu 1/6 s bằng
A. −12 cm/s.
B. 24π cm/s.
C. −12π cm/s.
D. 12π cm/s.
Câu 35. Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 2 Ω vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động và điện trở nội xác định thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện có điện dung C = 2.10-6 F. Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dao động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kì bằng 2π.10-6 s và cường độ dòng điện cực đại bằng 6I. Điện trở nội của nguồn điện một chiều bằng
A. 0,25 Ω.
B. 2 Ω.
C. 0,5 Ω.
D. 1 Ω.
Câu 36. Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kỳ bằng 0,5 s và tốc độ cực đại trong quá trình dao động bằng 16π cm/s. Quãng thời gian ngắn nhất và quãng thời gian dài nhất để vật đi được một quãng đường bằng 28 cm lần lượt là
A. 5/6 s và 11/12 s.
B. 5/6 s và 13/12 s.
C. 3/7 s và 9/11 s.
D. 5/7 s và 11/12 s.
Câu 37. Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng vị trí cân bằng, với phương trình ly độ là x1 = A1cos(2πt + π/6) cm và x2 = 8cos(2πt − π/2) cm. Điều chỉnh A1 cho đến khi biên độ của dao động tổng hợp đạt giá trị cực tiểu thì giá trị cực tiểu đó bằng
A. 8√2 cm.
B. 8 cm.
C. 4 cm.
D. 4√3 cm.
Câu 38. Cho một dòng điện xoay chiều chạy qua một tụ điện. Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A. Cường độ dòng điện tức thời qua tụ dao động trễ pha π/2 so với điện áp tức thời trên tụ.
B. Điện áp tức thời trên tụ và điện tích tức thời trên tụ dao động ngược pha nhau.
C. Công suất tiêu thụ điện năng tức thời trên tụ dao động cùng tần số với dòng điện.
D. Năng lượng điện trường trên tụ dao động với tần số gấp đôi tần số dòng điện.
Câu 39. Đặt một điện áp xoay chiều u = 150√2.cos(100πt – π/6) V lên một mạch điện nối tiếp gồm một ống dây có độ tự cảm bằng 0,6/π H và một tụ điện có điện dung bằng 100/π µF. Dòng điện tức thời qua mạch có giá trị hiệu dụng bằng 2 A. Biểu thức của điện áp tức thời trên ống dây xấp xỉ là
A. uD = 174,6√2.cos(100πt + 0,8) V.
B. uD = 174,6.cos(100πt + π/6) V.
C. uD = 174,6√2.cos(100πt – π/6) V.
D. uD = 174,6.cos(100πt + 0,8) V.
Câu 48. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chứa 3 phần tử R, L, C nối tiếp. Trong mạch đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Khi điện áp tức thời hai đầu mạch bằng không và đang giảm thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị
A. cực đại
B. cực tiểu
C. bằng không
D. bằng nửa giá trị cực đại
Câu 49. Sợi dây AB chiều dài l có đầu A là một nút, đầu B là một bụng. Sóng truyền trên dây với tốc độ v. Tần số âm cơ bản được xác định bởi công thức
A. f0 = v/4l.
B. f0 = v/l.
C. f0 = v/2l.
D. f0 = 2v/l.
Câu 50. Sợi dây PQ buông thẳng đứng có đầu Q tự do, đầu P dao động theo phương ngang. Sóng truyền trên sợi dây với bước sóng bằng 4 m. Tại điểm M trên dây, sóng tới và sóng phản xạ vuông pha; vậy điểm M cách Q một đoạn bằng
A. 0,5 m.
B. 1 m.
C. 1,5 m.
D. 2 m.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:  A
Câu 2: D
Phương trình dao động tổng hợp
Vận tốc của vật khi t = 2s là: 
à D
Câu 3: C
Áp dụng định lí Pytago ta đễ dàng tính được khoảng cách từ C,D tới mỗi người là 
Xét trên đoạn CO số điểm dao động cùng pha với nguồn: Có 3 giá trị k thỏa mãn. 
Vì DO đối xứng với CO nên DO có 3 điểm dao động cùng pha với nguồn.
Tổng cộng có tất cả 6 điểm dao động cùng pha với nguồn tên đoạn CD.
à C
Câu 4:   C
Câu 5: B
Khi dùng đường tròn lượng giác ta có tại thời điểm t1 điện áp đang ở góc phần tư thứ nhất u=100 V, UO = 200V, sau điện áp quét được góc là từ đó ta xác định được tại thời điểm t2 thì 
Câu 6: A
Khi tăng biên độ sóng của một nguồn lên thì chỉ có sự thay đổi giữa biên độ dao động lớn nhất và dao động nhỏ nhất của điểm nhận được sóng giao thoa giữa hai nguồn hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra và không thay đổi vị trí hình dạng của các vân giao thoa
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 38:  D
A: Sai: cường độ dòng điện tức thời qua tụ dao động sớm pha π/2 so với điện áp tức thời trên tụ
B: Sai vì: q = Cu → q và u dao động cùng pha
C: Sai vì tụ điện không tiêu thụ năng lượng.
D: Đúng
Câu 39:  A
Ta có:
 → i sớm pha hơn u góc 0,56 rad
→ Biểu thức của i: 
 → uD sớm pha hơn i góc 0,76 rad 
Câu 40:  C
Vì mạch tiêu thụ nên X phải chưa điện trở, cường độ dòng điện tức thời trong mạch trễ pha hơn điện áp trên hai đầu mạch nên X phải chưa L → X chứa ống dây có điện trở nội, với:
Câu 41:  D
Tại t = 0, gia tốc của chất điểm thứ nhất có pha là , vận tốc của chất điểm thứ 2 có pha là .
Nên độ lệch pha của hai dao động là hay ngược pha.
Câu 42:  B
Thế năng vật một cực tiểu khi vật một ở vị trí cân bằng, tốc độ vật hai cực tiểu khi vật hai ở biên, suy ra 
Câu 43:  D
 rad/s; rad.
Câu 44:  A
Khi li độ bằng 4 cm và đi thêm 4 cm thì li độ của chất điểm là 0 cm hoặc 8 cm, suy ra thế năng là 0 J hoặc 8 J.
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 49:  A 
Câu 50:  A 
Tại M độ lệch pha giữa sóng tới và sóng phản xạ bằng , suy ra x = MQ = 0,5m.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_DH_SO_1.doc