SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề chính thức TUYÊN QUANG KỲ THI VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (đề có 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Hai xe xuất phát từ A với cùng vận tốc 30km/h để đi đến B. Đi được 1/3 quãng đường thì xe thứ hai tăng tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 40km/h, nên xe thứ hai đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút. (Biết hai xe chuyển động đều trên mỗi giai đoạn) a) Tính vận tốc trung bình của xe thứ hai trên cả quãng đường AB. b) Tính thời gian của mỗi xe đi hết quãng đường AB. Câu 2: (2,0 điểm) Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=6cm. Một vật sáng AB cao 3cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính (A thuộc trục chính). AB cách màn ảnh một khoảng L=25cm. a) Tìm các vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn. b) Tính chiều cao của ảnh trong các trường hợp trên. Câu 3: (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB=90V, R1=40; R2=90; R4=20; R3 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế, khóa K và dây nối. a) Cho R3=30 tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp: + Khóa K mở. + Khóa K đóng. b) Tính R3 để số chỉ của ampe kế khi K đóng cũng như khi K mở là bằng nhau. Câu 4: (2,0 điểm) Một khối nước đá khối luợng m1=2kg ở nhiệt độ -50C a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá và nước lần lượt là c1=1800J/kg.K, c2=4200J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là J/kg, nhiệt hóa hơi của nước ở 1000C là L=2,3.106J/kg. b) Bỏ khối nước đá trên vào sô nhôm chứa nước ở 500C. Sau khi có cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết. Tính lượng nước có trong sô sau khi có cân bằng nhiệt. Biết sô nhôm có khối lượng 500g và nhiệt dung riêng của nhôm là c3=880J/kg.K. Câu 5: (2,0 điểm) Người ta thả một quả cầu đồng chất vào một bình chứa nước thì thấy thể tích của quả cầu bị ngập 90% khi ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a) Xác định trọng lượng riêng của quả cầu. b) Người ta tiếp tục đổ thêm dầu vào bình cho tới khi quả cầu bị ngập hoàn toàn. Xác định tỉ số giữa phần thể tích của quả cầu bị ngập trong nước với phần thể tích quả cầu bị ngập trong dầu, khi quả cầu ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. ... Hết ... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN, NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN VẬT LÝ Câu 1: (2,0 điểm) Ta có: ; Biết ...............................1,0đ Từ giả thiết: ............0,5đ Vậy ta được: .......................................................................0,5đ Câu 2: (2,0 điểm) a) Tìm vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn ....................................0,5đ hay .....................................................................1,0đ b) Tính chiều cao của ảnh Khi Ta được: ...............0,25đ Khi Ta được: ........0,25đ Câu 3: (2,0 điểm) Biết UAB = 90V, R1 = 40; R2 = 90; R4 = 20; R3 = 30 a) Khi K mở ta có: ((R1ntR4)//R2 )ntR3 0,25đ ;UAD = IAB . RAD = 48,96V Số chỉ của ampe kế : Ia = I4 = 0,816A...................................................................................0,25đ + Khi K đóng, chập C với B ta được: (R2nt(R4//R3)) //R1 ...0,25đ ; U34 = I234 .R34 = 10,56 V .............0,25đ b) Khi K mở: RAB = ; Ia= (1).............................................................0,25đ Khi K đóng: ; ; (2)..................................................................................................0,25đ Từ (1) và (2) (3) .......................................................................................0,25đ Giải phương trình ta có : ; ..0,25đ Câu 4: (2,0 điểm) a) Nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến thành hơi hoàn toàn ở 1000 C Nhiệt nóng chảy: 0,25đ Nhiệt nóng chảy hoàn toàn: ..0,25đ Nhiệt hóa hơi: ...0,25đ Nhiệt hóa hơi hoàn toàn: ..0,25đ ..0,25đ b) Tính lượng nước đã có trong sô. Nhiệt nóng chảy Nhiệt nóng chảy hoàn toàn m’(kg) nước đá: ....0,25đ Gọi khối lượng nước ban đầu có trong sô là m2; khối lượng sô nhôm là m3 (J)...0,25đ Vậy ..0,25đ Câu 5: (2,0 điểm) a) Xác định trọng lượng riêng của quả cầu Trọng lượng vật: P=d.V........................................................................................................0,25đ Lực đẩy Acsimét lên phần chìm trong nước: F’=d1.V’....................................................................0,25đ P = F’ d.V= d1.V’= d10,9V d = 0,9d1 = 0,9.10000=9000N/m3...................................0,5đ b) Xác định tỉ số giữa phần thể tích của quả cầu bị ngập trong nước với phần thể tích quả cầu bị ngập trong dầu khi quả cầu ở trạng thái cân bằng Trọng lượng vật: P=d.V Lực đẩy Acsimét lên phần chìm trong nước: F1=d1V1 Lực đẩy Acsimét lên phần chìm trong dầu: F2=d2V2 Biết V1+V2=V (1)....0,25đ Ta có: P = F1 + F2 dV = d1V1 + d2V2 (2)..0,25đ Từ (1) và (2) ta được: ..0,25đ Vậy: ........................................0,25đ
Tài liệu đính kèm: