PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) ĐỀ BÀI PHẦN I ( 4điểm) Đọc đoạn vắn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suất cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?" 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? 2. Cho biết tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích? 3. Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? 4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn trích trên? PHẦN II (6 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương? * HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I (4 điểm) 1.Đoạn trích nằm trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (0,5 điểm) 2.Tâm trạng nửa tin nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật thì ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi (0,5 điểm) 3. Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? (0,5 điểm) Bộ phận chủ ngữ được rút gọn (0,5 điểm). 4. Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau: - Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp (0,5) - Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó là sự nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật thì ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi. (1,5 điểm) *PHẦN II ( 6 điểm ) 1. Yêu cầu về hình thức: - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích một bài thơ, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn. - Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 2. Yêu cầu về nội dung: NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM a. Giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. Nhận xét khái quát về bài thơ. b. Trình bày được: - Tâm trạng xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác: + Tấm lòng người dân miền Nam đối với Bác: Cách xưng hô như tình cha con ruột thịt: "con" - "bác". + Cảm xúc thành kính, thiêng liêng: những hình ảnh thân thương của làng quê, của dân tộc như hàng tre đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, mạnh mẽ. - Sự tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác: hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng, vầng trăng dịu hiền....- đó là sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh. - Niềm tiếc thương vô hạn: thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày), không gian (dòng người)... - Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy được nâng lên thành ước muốn sống đẹp - đó là được hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật (muốn làm chim hót, hoa toả hương) và nguyện ước trung thành với lí tưởng của Bác (cây tre trung hiếu)... - Bài thơ là giọng điệu thành kính, trang nghiêm mà tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ thiêng liêng diễn tả tình cảm kính yêu, thương nhớ, biết ơn sâu sắc của nhân dân miềm Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ. 1,0 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 Nhóm ra đề: Nhóm 4
Tài liệu đính kèm: