SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HOÁ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ A MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 03/07/2013 Câu 1(2điểm) a/ Giải thích ý nghĩa của mỗi thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ ấy liên quan đến phương châm hội thoại nào ? - Ăn ốc nói mò. - Cãi chày cãi cối . - Khua môi múa mép. -Hứa hươu hứa vượn . b/ Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau : - Chào anh . – Đến bậu cửa ,bỗng nhà hoạ sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh . – chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại .Tôi ở với anh ít hôm được chứ. (Lặng lẽ sa pa – Nguyễn Thành Long ) c/ Viết lại câu sau bằng việc chuyển thành phần in đậm thành khởi ngữ.( có thể thêm trợ từ thì ) Bức tranh đẹp nhưng cũ. d/ Xác định câu chứa hàm ý và cho biết hàm ý ấy là gì trong truyện cười sau ? Nhầm Một anh sờ lên cổ áo ,thấy con rận ,sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất nói : Tưởng là con giận , hoá ra không phải . Có người cuối xuống đất cố tình tìm được con rận nhặt lên : Tưởng là không phải hoá ra con rận. ( Truyên dân gian việt nam) . Câu 2: Hãy viết một văn bản ngắn( khoảng 30) dòng bình luận về ý kiến sau: “Tình bạn trước hết phải chân thành , phải phê bình sai lầm của bạn ,của đồng chí , phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn , giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm” . ( Bàn về tình bạn nhà văn Ni –cô –lai Ô-xtởop-xki) . Câu 3: Mùa xuân thiên nhiên đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau : “ Mọc giữa dòng sông xanh ...................................... Cứ đi lên phía trước” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải – Văn 9) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HOÁ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ A MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 03/07/2013 Câu 1: (2 điểm) a). Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu: Nghĩa tường minh là phần ............... được diễn đạt................ hàm ý là phần................ tuy không được diễn đạt.............. trong câu nhưng có thể................ từ những từ ngữ ấy. b). Xác định câu có chứa hàm ý. Hàm ý của câu nói ấy là gì? “ Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái! – Nó cũng lại nói trổng: Tôi lên tiếng mở đường cho nó nói: Cháu phải gọi “ Ba chắt nước dùm con”, phải nói như vậy. Nó như cũng không để ý đến câu nói của tôi; nó lại kêu lên: Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn ngồi im (...) (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) c). Cho biết câu nói của bé Thu đối với anh Sáu đã vi phạm phương châm hội thoại gì? Vì sao? d). Viết đoạn văn khoảng 7 đến 8 dòng phân tích thái độ của bé Thu đối với ba có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Câu 2: (3 điểm) Thi hào Cocthe cho rằng: “ Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên. Câu 3: (5 điểm).Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong “Chuyện Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Thuý kiều - nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HOÁ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ B MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 03/07/2013 Câu 1: a/ Giải thích ý nghĩa của mỗi thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ ấy liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Nói băm nói bổ . Điều nặng tiếng nhẹ . Mồm loa mép giải . Đánh trống lảng . b/ Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau : Đến lượt cô gái từ biệt . Cô chìa tay ra cho anh nắm ,cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay . Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy . (Lặng lẽ sa pa – Nguyễn Thành Long ) c/ Viết lại câu sau bằng việc chuyển thành phần in đậm thành khởi ngữ.( có thể thêm trợ từ thì ) Nó làm bài tập rất cẩn thận . d/ Xác định câu chứa hàm ý và cho biết hàm ý ấy là gì trong truyện cười sau ? Đối đáp . Vợ: - Tôi mà biết anh như thế này thà tôi lấy quỉ sa tăng còn sướng hơn. Chồng : - Ủa ,lạ nhỉ ? Bộ dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à ? ( Truyên dân gian việt nam) . Câu 2: Hãy viết một văn bản ngắn( khoảng 30) dòng bình luận về ý kiến sau: Nói chuyện với học sinh , Hồ chủ tịch đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng ,có đức mà không có tà thì làm việc gì cũng khó” Câu 3: Mùa xuân thiên nhiên đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau : “ Mọc giữa dòng sông xanh ...................................... Cứ đi lên phía trước” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải – Văn 9) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HOÁ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ B MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 03/07/2013 (2 điểm) a). Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu: Có 2 cách dẫn lời nói hay ...............của một người hoặc một ............. ; dẫn trực tiếp, tức là............ lời nói hay.............. của một người hoặc một nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ......... b). Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn văn sau. Xác định hàm ý của câu nói ấy? “ Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) c). Cho biết câu nói của bé Thu đối với anh Sáu đã vi phạm phương châm hội thoại gì? Vì sao? d). Viết đoạn văn khoảng 7 đến 8 dòng phân tích thái độ của bé Thu đối với ba có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Câu 2: (3 điểm) Thi hào Cocthe cho rằng: “ Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên. Câu 3: (5 điểm).Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong “Chuyện Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Thuý kiều - nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HOÁ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ C MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 09/06/2013 Câu 1: (2 điểm) a). Điền từ ngừ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu: Khi giao tiếp cần nói cho............; ................ của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của..............., ..............; (phương châm về lượng). b). Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn văn sau. Xác định hàm ý của câu nói ấy: “Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi U không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi, u không muốn ăn chanh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u”. (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố) c). Câu nói của Chị Dậu với con có vi phạm phương châm hội thoại nào không ? Vì sao ? d). Viết một đoạn văn từ 7 đến 8 dòng phân tích tâm trạng của chị Dâu khi bán con, có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Câu 2: (3 điểm) Thi hào Cocthe cho rằng: “ Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên. Câu 3: (5 điểm).Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong “Chuyện Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Thuý kiều - nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THANH HOÁ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ B MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 09/06/2013 Câu 1: (2 điểm) a). Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần ................ với đặc điểm của...........( nói..........?; nói ..................?; nói................ nói.............?) b). Tìm hàm ý và câu có chứa hàm ý trong đoạn văn sau. Xác định hàm ý của câu nói ấy. “ Cái Tý chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó cong bằng cách xót xa: Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Cái Tý nghe nói giẫy nẩy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng cụ khoai vào rổ và oà lên khóc: U bán con thật đấy ư? Con van u, con lây u, con còn bé bỏng, u đừng đem ban con đi, tội nghiệp. U để con ở nhà chơi với em con. (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố) c). Câu nói của Chị Dậu với con có vi phạm phương châm hội thoại nào không ? Vì sao ? d). Viết một đoạn văn từ 7 đến 8 dòng phân tích tâm trạng của chị Dâu khi bán con, có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Câu 2: (3 điểm) Thi hào Cocthe cho rằng: “ Dù cua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên. Câu 3: (5 điểm).Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong “Chuyện Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, Thuý kiều - nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Tài liệu đính kèm: