Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2010 - 2011 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao nhận đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2010 - 2011 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2010 - 2011 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
ĐỀ DỰ BỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 N¨m häc 2010 - 2011
M«n thi: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi: 120 phót
(Kh«ng kÓ thêi gian giao nhËn ®Ò)
 	 	§Ò nµy cã 01 trang
Câu 1: (1 điểm)
Hãy xác định trường từ vựng trong đoạn văn sau:
"Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."
	(Trích Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD)
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Y Phương.	
Câu 3: (2 điểm)
	Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trích Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du và nhận xét về cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ vừa chép.
	Câu 4: (5 điểm)
	 	"Ta làm con chim hót
	Ta làm một nhành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc".
	 	 	(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)
	Suy nghĩ của em về đoạn thơ trên.
	--------------------Hết-------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 N¨m häc 2010 - 2011
M«n thi: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi: 120 phót
Câu 1: (1 điểm)
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
Xác định các trường từ vựng:
- Chỉ bộ phận của cơ thể: đầu, mặt, mắt, miệng.
- Chỉ hoạt động: co rúm, xô lại, ép, ngoẹo, mếu, khóc. 
0,5 
0,5
Câu 2: (2 điểm)
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
 Tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp tác giả Y Phương:
 - Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, hiện ông ở Hà Nội. Ông là Hội viên hội nhà văn Việt Nam.
 - Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá - thông tin tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993 ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.
 - Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm được đan dệt bởi các màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, âm điệu chủ yếu là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Các tác phẩm chính: Người hoa núi, Tiếng hát tháng giêng, Lửa hồng một góc, Lời chúc, Đàn then...
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (2 điểm)
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
 - Chép chính xác 4 dòng thơ :
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ: 
 + Dùng những thành ngữ, điển tích, điển cố: "tựa cửa hôm mai", quạt nồng ấp lạnh", "sân Lai", "gốc tử" 
 + Thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng, sự đau đớn, băn khoăn trăn trở của Thuý Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ, vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng với cha, với mẹ.
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 4 (5 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:
	- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích một bài thơ, một đoạn thơ, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.
	- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 
2. Yêu cầu về nội dung:
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
1. Giới thiệu về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
2. Nêu giá trị của đoạn trích: đây là đoạn thơ hay, cô đọng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.
3. Phân tích:
- Đoạn thơ là tâm sự riêng của tác giả nhưng cũng là tâm sự của một thế hệ - đó là những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước, đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, được cống hiến cho cuộc đời chung, cho đất nước:
+ Hoà cùng vào mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, nhà thơ cũng có một mùa xuân nho nhỏ của mình lặng lẽ dâng cho đời một cách khiêm tốn, đáng yêu (Ta làm....)
+ Lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn không kể gì tuổi tác (Dù là...) qua đó thấy được khát vọng cống hiến thiết tha, cháy bỏng và sống có ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước của tác giả.
- Nhà thơ đã dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn "làm con chim hót", muốn "làm một nhành hoa".... Mong ước được sống có ích, cống hiến cho cuộc đời.
- Đoạn thơ đã gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và đóng góp những gì tốt đẹp nhất của mình cho đất nước.
- Thể thơ 5 chữ ngắn gọn, hàm súc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết gợi nhiều liên tưởng. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng "ta" vừa là số ít, vừa là số nhiều có ý nghĩa khái quát cao.
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van dai tra (Du bi).doc