SỞ GD & ĐT KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 PTDTNT NĂM HỌC: 2016-2017 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Thí sinh trả lời tất cả những câu hỏi sau đây: Câu 1(2 điểm).a/ Trình bày các cách phát triển từ vựng Tiếng Việt. b/ Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Bằng Việt. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Bếp lửa”. Viết lại khổ thơ đầu của bài thơ này. Câu 2(3 điểm). Viết một đoạn văn nghị luận( khoảng 12 đến 15 dòng) nói về tình trạng bạo lực học đường. Câu 3(5 điểm). Phân tích đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” của đại thi hào Nguyễn Du. -----Hết----- Câu 1:Các cách phát triển từ vựngTiếng Việt: Phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc.(0,25 điểm) Phát triển số lượng từ ngữ: Tạo từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.(0,25 điểm) -Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941 quê ở Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, hiện tại ông là Chủ tịch Hội liên hiệp văn học Hà Nội.( 0,5 điểm) -“Bếp lửa” được nhà thơ sáng tác năm 1963, khi ông 19 tuổi và ông đang học ngành Luật bên Liên Xô. Bài thơ “ Bếp lửa” được in trong tập thơ “ Hương Cay- Bếp Lửa” là sáng tác đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. (0,4 điểm) Khổ thơ đầu của bài thơ bếp lửa (0,6) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đợm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Câu 2: Nêu vấn đề nghị luận: bạo lực học đường.( 0,75điểm) Nguyên nhân.(0,5 điểm) Tác hại.(0,5 điểm) Khắc phục.(0,5 điểm) Nhiệm vụ bản thân.(0,5 điểm). Khái quát lại (0,25 điểm) Câu 3:MB: Giới thiệu Nguyễn Du và đoạn trích. (0,75 điểm) TB: Cảnh Kiều bị giam lỏng . (0,75điểm) Nhớ Kim Trọng, nhớ mẹ, thương cha. ( 1, 25 điểm) Nỗi bàng hoàng lo sợ về thân phận, sóng gió sẽ ập xuống đời kiều (1điểm) Nghệ thuật: Thơ lục bát cổ điển, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, ( 0,75 điểm) KB: Khái quát chung. ( 0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: