SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI THỬ KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Xác định từ láy trong câu thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy) Câu 2. (2,0 điểm) Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết. Câu 3 ( 1,0 điểm ) Viết đoạn văn (10 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của con người xứ Thanh qua bài thơ Dô ta dô tà của Mạnh Lê ( Tài liệu chương trình địa phương Thanh Hóa - Ngữ văn lớp 9) Câu 4. (4,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Hữu Thỉnh, Sang thu) SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2005) --------- HẾT --------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI THỬ KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG. - Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ. Câu 1: (2,0 điểm) a. Từ “xuân” được dùng với nghĩa chuyển. b. Các từ láy: “tà tà, thơ thẩn” c. Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau: - Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người. - Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng. - Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình. Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ra (hoặc gọi tên) đúng một biện pháp tu từ thì được 0,25 điểm; nêu đúng được hiệu quả của một biện pháp tu từ được 0,25 điểm 0,5 điểm 0, 5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Câu 2: (2,0 điểm) a) Về hình thức: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. - Viết đủ số câu theo yêu cầu. - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (0,25 điểm) b) Về nội dung: Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau: - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá. - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng. - Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ. Lưu ý: Nếu thí sinh có những ý khác nhưng hợp lí thì giám khảo vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 3 (1,0 điểm ) a) Về hình thức: - Viết đúng đoạn văn . - Viết đủ số dòng theo yêu cầu. - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. b) Về nội dung Thí sinh phải trình bày cảm nhận của mình về phẩm chất của con người xứ Thanh qua bài thơ Dô ta dô tà của Mạnh Lê ( Tài liệu chương trình địa phương Thanh Hóa - Ngữ văn lớp 9). Câu 4: (4,0 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ. * Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Về nội dung . - Tác giả, tác phẩm: + Hữu Thỉnh sinh năm 1842, quê ở Tạm Dương, Vĩnh Phúc. Ông là một nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiễn chống Mĩ (0,25 điểm) + Bài thơ Sang thu viết năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. Hai khổ đầu là cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của trời đất ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện qua hình ảnh và ngôn từ giàu sức biểu cảm.. (0,25 điểm). - Phân tích: + Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của trời đất ở thời khắc sang thu qua hương vị: hương ổi, qua vận động của gió của sương: gió se, sương chùng chình. Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chùng chình chậm lại...Mùa thu sang ngỡ ngàng được cảm nhận qua sự phán đoán. Phân tích các từ: bỗng,phả, chùng chình, hình như ... (1.5 điểm). + Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời. Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vã như cảm nhận được cái se lạnh của tiết trời...Hình ảnh đám mây duyên dáng, mềm mại như một dải lụa nối hai mùa hạ và thu...Phân tích các từ: dềnh dàng, vội vã, ... (1.5 điểm). - Đánh giá nâng cao: Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi cảm, hai khổ thơ đã tái hiện một bức tranh sang thu đẹp, gợi cảm, nên thơ. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa. ẩn trong đó là tình yêu tha thiết mà tác giả dành cho quê hương xứ sở của mình.... (0,25 điểm) 3. Cách cho điểm: - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1-1,5: Năng lực cảm nhận, phân tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ A Đề bài: Câu 1: ( 2,0 điểm) a) Từ trái trong trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?( 0,5 điểm) a. "Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác Đàn kiến trường chinh tự thủa nào" b. Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh. b) Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp cho ví dụ sau: ( 0,5 điểm) Vũ Nương nói: - Tôi bị chồng ruồng rẫy thà già ở chốn làng mây cung nước chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa. ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ; Ngữ văn 9 - Tập 1) c) Xác đinh biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: ( 0,5 điểm) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) d) Phần in đậm trong câu văn dưới đây là thành phần gì ?( 0,5 điểm) Tiếng kêu của nó như tiêng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng; Ngữ văn 9 - Tập 1 ) Câu 2: ( 3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn ( có độ dài khoảng 30 dòng tờ giấy thi) bàn về tính tự trọng. Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ( Ngữ văn 9 - Tập 1) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 15/6/2015 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Nhân vật nó trong đoạn trích trên là ai? Nội dung của đoạn trích? Tìm thành phần biệt lập tình thái, thành phần biệt lập cảm thán trong những đoạn trích sau: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh , phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) Câu 2: (3,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. Câu 3: (5,0 điểm) Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa qua bài thơ Sang thu của Hửu Thỉnh SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Vẫn còn bao nhiêu nắng Phả vào trong gió se Đã vơi dần cơn mưa Sương chùng chình qua ngõ Sấm cũng bớt bất ngờ Hình như thu đã về. Trên hàng cây đứng tuổi. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu . ( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 70) SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THANH HÓA MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (2.0 điểm) 1. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng: Khởi ngữ là thành phần câu .................. để nêu lên ...................... trong câu. 2. Nêu ngắn gọn hàm ý của đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) 3. Tìm và xác định thành phần biệt lập trong câu: Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh) Câu 2 (3.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 30 dòng tờ giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Câu 3 (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ dưới đây: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Nguyễn Duy- Ánh trăng SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục năm 2012) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ B Đề bài: Câu 1: ( 2,0 điểm) a) Từ hoa trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?( 0,5 điểm) a. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. b. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) b) Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp cho ví dụ sau:( 0,5 điểm) Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ, đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về dương gian được nữa...( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ; Ngữ văn 9 - Tập 1) c) Xác đinh biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: ( 0,5 điểm) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương; Ngữ văn 9 - Tập 1) d) Phần in đậm trong câu văn dưới đây là thành phần gì ?( 0,5 điểm) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là môt chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; Ngữ văn 9 - Tập 1 ) Câu 2: (3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn ( có độ dài khoảng 30 dòng tờ giấy thi) bàn về lòng khoan dung. Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu.( Ngữ văn 9 - Tập 2) ...Hết... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ A Đề bài: Câu 1: ( 2,0 điểm) a) Từ trái trong trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?( 0,5 điểm) a. "Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác Đàn kiến trường chinh tự thủa nào" b. Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh. b) Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp cho ví dụ sau: ( 0,5 điểm) Vũ Nương nói: - Tôi bị chồng ruồng rẫy thà già ở chốn làng mây cung nước chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa. ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ; Ngữ văn 9 - Tập 1) c) Xác đinh biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: ( 0,5 điểm) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) d) Phần in đậm trong câu văn dưới đây là thành phần gì ?( 0,5 điểm) Tiếng kêu của nó như tiêng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng; Ngữ văn 9 - Tập 1 ) Câu 2: ( 3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn ( có độ dài khoảng 30 dòng tờ giấy thi) bàn về tính tự trọng. Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ( Ngữ văn 9 - Tập 1) ...Hết...
Tài liệu đính kèm: