Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 - Cấp thpt môn : Ngữ văn (không chuyên) năm học: 2016 – 2017 đề B thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 - Cấp thpt môn : Ngữ văn (không chuyên) năm học: 2016 – 2017 đề B thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 - Cấp thpt môn : Ngữ văn (không chuyên) năm học: 2016 – 2017 đề B thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10- CẤP THPT
 MÔN : NGỮ VĂN (Không chuyên)
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
ĐỀ B
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang
Câu 1 (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Nắng hạ. Những tia đầu tiên ánh lên trang vở còn chưa khô màu mực. Và ẩn đâu trong những tàn lá xanh ấy, có những nàng vũ công dần xòe chiếc váy đỏ rực của mình ra, như một điệu ba lê trong bản nhạc ve sầu du dương. Đôi mắt tôi chợt thoáng nhuốm màu buồn, một mảng màu nhẹ thôi mà không hiểu sao khóe mắt cứ rưng rưngTôi lắng mình xuống, dường như tôi nghe văng vẳng đâu đây một bài hát chia tay mà chú ve sầu ngoài khung cửa đang cất lên. Sắp đến rồi! Sắp chia tay thật rồi sao!”
 (Trích “Tuổi học trò và những tháng ngày không quên” - Nguyễn Hùng Việt)
Hãy tìm và chỉ ra phép liên kết câu có trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)
Câu cảm thán “Sắp đến rồi ! Sắp chia tay thật rồi sao !” mang hàm ý gì ? (0.5 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)
Câu 2 ( 3.0 điểm) Nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã từng có một câu nói bất hủ :
 “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. 
 (Trích “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”) 
 Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên bằng một bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi).
Câu 3 ( 5.0 điểm) : Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận, lưới vây giăng.
 Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
 Đêm thở, sao lùa : nước Hạ Long.”
 (Trích “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận”)
 (Hết) 
Học sinh không sử dụng tài liệu
Giám thị xem thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10- CẤP THPT
MÔN : NGỮ VĂN (Không chuyên) 
Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
ĐỀ B
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1
(2.0 điểm)
_________
Câu 2 
(3.0 điểm)
_________
Câu 3
(5.0 điểm)
1. (25%) Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn : Phép thế. 
- “Những tia nắng đầu tiên” - thế cho “Nắng hạ”.
- “Một mảng màu” - thế cho “Màu buồn”
2. (30%) Hàm ý của câu “Sắp đến rồi ! Sắp chia tay thật rồi sao !” :
=> Ý muốn diễn đạt rằng : nhân vật trong đoạn trích ngỡ ngàng, bàng hoàng, tiếc nuối khi mùa hạ đến- cũng là lúc nhân vật phải chia tay với bạn bè, chia tay mái trường, thầy cô
3. (45%) Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng : Nhân hoá.
 - “Những nàng vũ công dần xòe chiếc váy đỏ rực của mình ra, như một điệu ba lê trong bản nhạc ve sầu du dương.
- “Một bài hát chia tay mà chú ve sầu ngoài khung cửa đang cất lên.”
* Tác dụng : 
 - Làm cho những sinh vật được nhắc đến trong đoạn văn thêm sinh động, có hồn, gợi hình ảnh cho đoạn văn.
 - Góp phần khắc hoạ rõ nét nỗi buồn, nỗi lo lắng của những cô/ cậu học trò
 khi mùa hạ sắp tới- mùa chia tay.
* Lưu ý :(Đối với câu 1, chỉ cho điểm tuyệt đối khi bài làm của học sinh đáp ứng được 100% yêu cầu của đáp án).
_______________________________________________________________
1.Giải thích câu nói (35%)
- Giông tố: chỉ những gian nan thử thách hoặc những thất bại, đổ vỡ trong cuộc sống .
- “Đời phải trải qua giông tố”: Đời người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách.
- “Không được cúi đầu trước giông tố”: không được buông xuôi chán nản, chấp nhận thất bại .
->Ý nghĩa của câu nói: đề cao nghị lực, bản lĩnh sống, ý chí vươn lên của con người khi phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.
2. Lý giải (35%)
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi, mà nhiều khi con người phải đối mặt với những chông gai, thử thách, thậm chí cả thất bại.
 - Gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện con người trưởng thành. Dù phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại, con người đừng bao giờ đầu hàng số phận mà phải cố gắng vượt qua để sinh tồn và phát triển, xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn. 
- Ý chí, bản lĩnh sống vững vàng sẽ giúp con người thành công; ngược lại không có ý chí, nghị lực con người sẽ nhận sự thất bại, thậm chí là bị hủy diệt. (Dẫn chứng minh hoạ)
3. Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề (30%)
- Câu nói trên là tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống đẹp và hào hùng; khẳng định một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
- Phê phán những người sống không có bản lĩnh, nghị lực, dễ gục ngã trước những khó khăn, trở ngại trên đường đời. (Dẫn chứng minh hoạ)
- Lưu ý : - (Đối với câu 2, chỉ cho điểm tuyệt đối khi bài làm của học sinh đáp ứng được trên 65% yêu cầu của đáp án)
 - Học sinh có những cách lý giải khác với đáp án nhưng thuyết phục thì vẫn cho điểm tương đương, tuy nhiên không vượt mức quy định.
_______________________________________________________________
* Yêu cầu : (5%) - Bố cục hợp lý chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt. 
 - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ và dẫn vào đoạn thơ.	
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Nội dung cơ bản : (55%)
- Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương.
- Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
+ Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước.
+ Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Hình ảnh con người đã hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng.
-> Đoàn thuyền đánh cá băng băng lướt sóng, bủa vây điệp trùng. Công việc lao động trên biển như là một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Người lao động làm việc với tất cả lòng dũng cảm, sự hăng say, trí tuệ nghề nghiệp, tâm hồn phơi phới.
- Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ,độc đáo: 
                                              Cá nhụ cá chim cùng cá đé
                                             Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
                                             Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe” đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.
+ Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm: 
                                                      "Đêm thở :sao lùa nước Hạ long" 
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang “lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.
Nghệ thuật cơ bản. (25%)
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng những hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.
- Hệ thống các Biện pháp nghệ thuật, thủ pháp tu từ phong phú : ẩn dụ, nhân hoá
 3. Đánh giá, nâng cao. (15%)
- Bài thơ mang hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài thơ.
- Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước; qua đó thể hiện tâm hồn sáng tạo cùng tài năng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận.
* Lưu ý : - (Đối với câu 3, có thể cân nhắc cho điểm tuyệt đối nếu bài làm của học sinh đáp ứng được trên 75% đáp án).
 - Nếu học sinh có những cảm nhận sáng tạo, giàu cảm xúc mà thuyết phục thì vẫn cho điểm tương đương, tuy nhiên không quá mức điểm quy định. 
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
_____
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.5 đ
_____
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.75 đ
0.75 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_vao_lop_10_mon_Ngu_van_co_dap_anTien_si_se_ho_tro_cham_bai_truc_tiep_cho_de_thi_nay_Chi_tiet.doc