TRƯỜNGTH BÌNH MINH B Họ và tên........ Lớp:SBD:. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2010 – 2011 Môn : Tiếng Việt –Lớp 5 Thời gian:60 phút GT1ký Số phách GT2ký STT ========================================================== Điểm Giám khảo 1 ký Giám khảo 2 ký số phách: số thứ tự: Câu 1: (4 điểm) Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Những khi đi làm nương xa, chiều không kịp về, mọi người ngủ lại trong lều. Câu 2:( (3 điểm) Trong các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép: Châm chọc, chậm chạp, mê mẩm, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn. Câu 3: ( 2 điểm): Xác định từ loại của các từ được gạch chân: - Cái cân này cân không chính xác vì đặt không cân. Câu 4: ( 3 điểm) Trong bài thơ “ ửa sông” của ( Sách Tiếng Việt 5 tập 2 có đoạn viết: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng... nhớ một vùng núi non. Tác giả bải thơ “ Cửa sông” là ai ? Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và cho biết những hình ảnh nhân hóa đó giúp tác giả nói lên điều gì? Câu 5: ( 8 điểm) Em hãy kể một câu chuyện về tình thầy trò mà em trải qua hoặc chứng kiến để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thi chấm thang điểm 20 điểm Phòng GD-ĐT Thanh Oai Trường tiểu học Bình Minh B. Biểu điểm và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi Năm học:2010 - 2011 Môn: Tiếng việt lớp 5 Thời gian : 60phút Câu 1: (4 điểm) Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: a.Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy / râm ran. TN CN VN b.Những khi đi làm nương xa, chiều không kịp về, mọi người /ngủ lại trong lều TN1 TN2 CN VN Câu 2:( (3 điểm) Trong các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép: - Các từ láy: chập chạp. mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn. ( 1,5 đ) - Các từ ghép: Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng. ( 1,5 đ) Câu 3: ( 2 điểm): Xác định từ loại của các từ được gạch chân: Cân 1: Danh từ Cân 2: Động từ Cân 3: Tính từ Câu 4: ( 3 điểm) Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau song cần nêu được ý sau. Tên tác giả của bài thơ “ Cửa sông” nhà thơ Quang Huy. ( 0,5 đ) Đoạn thơ đã sử dụng những hình ảnh nhân hóa: Của sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non (các từ in đậm thường được dùng để chỉ con người.) ( 1. điểm ) - Qua hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng luôn gắn bó, thủy chung, không quên, cội nguồn nơi sinh ra của mỗi con người. ( 1điểm) - Học sinh diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh 0,5 đ Câu 5: ( 8 điểm) - Câu chuyện cần được kể rõ ràng, mạch lạc: thể hiện sự chân thành, chân thực và cảm xúc của học sinh. - Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu, sự kiện trước đó... -Thân bài: Mở đầu câu chuyện là gì? Câu chuyện diễn ra như thế nào? Sự việc kết thúc như thế nào? - Kết bài: Câu chuyện làm thay đổi điều gì ở em? Để lại cho em cảm xúc suy nghĩ như thế nào? Bài thi chấm thang điểm 20 điểm
Tài liệu đính kèm: