Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cụm năm học : 2015 - 2016 môn thi : Địa lý 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 932Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cụm năm học : 2015 - 2016 môn thi : Địa lý 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cụm năm học : 2015 - 2016 môn thi : Địa lý 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS GIÁP-THIỆN
KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM
Năm học :2015- 2016
Môn thi : Địa lý 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (4 điểm) Nêu đặc điểm dân cư xã hội Châu Á. Giải thích vì sao Châu Á có số dân đông nhất thế giới?
Câu 2:( 4 điểm)
 a. Nêu tên và thủ đô các nước trong khối ASEAN. Cho biết quá trình thành lập và phát triển của các nước thành viên.
 b. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.
Câu 3 : (2 điểm) Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông nam Á .Qua các nội dung đã học em hãy chứng minh nhận xét trên ?
Câu 4: (2 điểm) Hình dạng lãnh thổ của nước ta có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải? 
Câu 5: (4 điểm) Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình?
Câu 6: (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu: 	
Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2007 ( đơn vị %)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1990
2007
1990
2007
1990
2007
38,7
20,3
22,7
41,5
38,6
38,2
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua hai năm 1990 và 2007.
	b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. 
 . Hết.
Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS GIÁP-THIỆN
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Môn thi : Địa lý 8
Câu 1 : 4 điểm 
a.Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á. (1.75đ)
- Số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (2002) chiếm trên 60% dân số thế giới. (0.5đ)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số: 1.3%(2002) bằng mức trung bình của thế giới. (0.5đ)
- Mật độ dân số cao: 84.8 người/km2(0.25đ)
-Dân cư phân bố không đều: tập trung đông ở các đồng bằng ven biển Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như Trung Á, Bắc Á, Tây Nam Á. (0.25đ)
- Dân cư Châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và một số ít thuộc chủng tộc Ô- xtra-lô-it.Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động KT, VH, XH. (0.25đ)
b.Nguyên nhân Châu Á có số dân đông nhất thế giới (2.25đ)
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: thuận lợi cho sinh sống và sản xuất (1.0đ)
+ Khí hậu : nóng ẩm mưa nhiều chiếm nhiều diện tích. (0.25đ)
+Địa hình: có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ . (0.25đ)
+Nguồn nước : dồi dào từ các hệ thống sông lớn. (0.25đ)
- Điều kiện KT-XH: (1.25đ)
+Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nhiều nền văn minh thế giới(0.25đ)
+Trông lúa, nhất là lúa nước là nghề truyền thống của dân cư nhiều vùng, nghề này cần nhiều lao động nên trong thời gian dài, mô hình đông con được khuyến khích. (0.25đ)
+ Hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển, cần nhiều lao động. (0.25đ)
+Nhiều nơi ở Châu Á vẫn còn tồn tại các hủ tục, quan niệm cũ, tôn giáo( nhà đông con, trọng nam khinh nữ)(0.25đ)
+Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tuy có giảm nhưng vẫn còn cao (1.3%-2002) (0.25đ)
Câu 2 : 4 điểm 
*Tên nước và thủ đô các nước khối ASEAN – (1.0đ)
STT
Tên nước
Thủ đô
1
Việt Nam
Hà Nội
2
Lào
Viên chăn
3
Cam- pu- chia
PhômPênh
4
Mi-an-ma
Y-an-gun
5
Ma-lai-xia
Cua-laLam-pơ
6
Thai Lan
Băng Cốc
7
Xin-ga-po
Xin-ga-po
8
Phi-lip-pin
Ma-ni-la
9
In-đô-nê-xi-a
Gia-các-ta
10
Bru-nây
Ban-đa-xê-ri Bê-ga-oan
* Quá trình thành lập: 1.0đ
+Thành lập 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á viết tắt là ASEAN gồm 5 quốc gia: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
+ Năm1984 kết nạp thêm Bru-nây
+ Năm1995 kết nạp thêm Việt Nam
+ Năm 1997 kết nạp thêm Mi-an-ma, Lào 
+ Năm 1999 kết nạp thêm Cam-pu -chia
* Mục tiêu chính: (1.0đ)
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa , giáo dục và những tiến bộ xã hội của các nước thành viên. (0.25đ)
+ Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. (0.5đ)
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước(0.25đ)
* Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều. (0.5đ)
* Cơ chế hợp tác ASEAN:( 0.5đ)
 Thông qua các diễn đàn, kí các hiệp ước, dự án chương trình phát triển; Tổ chức các hội nghị ; Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN; Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao trong khu vực.
Câu 3 : 2 điểm 
 Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
- Thiên nhiên : nước ta cũng như các nước ĐNA khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng),khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.( 0.5đ)
- Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước ĐNA Nền đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính(0.5đ)
- Lịch sử : nước ta cũng như các nước ĐNA khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước ĐNA bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập. (0.5đ)
- Là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh Vượng (0.5đ)
Câu 4: (2 điểm) 
- Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260 km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động.( 1.0đ)
 + Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. (0.5đ)
 + Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta. (0.5đ)
- Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không Mặt khác giao thông vận tải nước ta gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. (1.0đ)
+Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, địch họa. (0.5đ)
+ Đặc biệt là tuyến giao thông Bắc – Nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông. (0.5đ)
Câu 5: (4 điểm) 
- Đặc điểm của biển Đông: (1,25đ)
 + VN được biển Đông bao bọc ở phía Đông và Đông Nam. (0,25đ)
 + Biển Đông là 1 vùng biển rộng trên 1 triệu km2 . (0,25 đ)
 + Là 1 biển nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thề hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước biển, dòng hải lưu và thành phần loài sinh vật biển. (0,25 đ)
 + Biển Đông còn là biển tương đối kín. Hình dạng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. (0,25 đ)
 + Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín là 2 đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông và nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta. (0,25 đ)
 - Ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu: (1,75đ)
 + Nhờ có biển Đông , khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn (0.5đ)
+ Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80% (0.25đ)
+ Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn (0.25đ)
+ Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè (0.5đ)
+ Biển Đông làm biến tích các khối khí đi qua biển vào nước ta (0.25đ)
 - Ảnh hưởng của biển Đông đối với địa hình (1.0 đ)
+ Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vịnh nước sâu , các đảo ven bờ và những rạn san hô(0.5đ)
+ Có nhiều giá trị về kinh tế biển: xây dựng cảng, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch.(0.5đ)
Câu 6: (4 điểm) 
a. Vẽ 2 biểu đồ: (2.0đ)
- Hai biểu đồ hình tròn năm 1990 và 2007
- Đảm bảo chính xác, khoa học.
- Có bảng chú giải và tên biểu đồ.
b. Nhận xét: (2.0đ)
- Từ năm 1990 đến năm 2007 cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: (1.0đ)
+ Giảm mạnh tỉ trọng ngành nông nghiệp: 18,4%
+ Tăng mạnh tỉ trọng ngành công nghiệp: 18,8%
+ Duy trì vai trò của ngành dịch vụ. (biến động nhẹ giảm: 0,4%)
- Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch rõ rệt theo hướng: (1.0đ)
Công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docDịa 8.doc