Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng trường, năm học: 2015 - 2016 đề thi môn: Lịch sử 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng trường, năm học: 2015 - 2016 đề thi môn: Lịch sử 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng trường, năm học: 2015 - 2016 đề thi môn: Lịch sử 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Đề thi môn: Lịch sử 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
Câu 1: (3,5điểm) Những nhân tố làm nên sự “thần kì” kinh tế Nhật Bản? Việt Nam có thể học tập được gì từ sự đi lên của Nhật Bản?
Câu 2 (4,5 điểm): Trình bày hoàn cảnh, sự ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? Tại sao nói từ đầu những năm 90 của TK XX, “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
Câu 3: (5 đ) Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
Câu 4: (2.5điểm) Nêu những thành tựu đạt được của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Cho biết phương châm “16 chữ vàng” trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc?
Câu 5: (4.5 điểm) Hãy nêu xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
HẾT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
Câu 1: (3,5điểm) 
a. Những nhân tố đưa đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
- Nhân tố chủ quan: (1.5điểm; mỗi ý 0.25điểm)
+ Người dân Nhật có truyền thống lao động, sáng tạo, cần kiệm, tay nghề cao.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
+ Nhật bản áp dụng thành công các thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí quốc Phòng ít nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư phát triển kinh tế.
+ Tận dụng vốn đầu tư của nước ngoài, sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ.
- Nhân tố khách quan: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm)
+ Được Mỹ bảo hộ, viện trợ kinh tế.
+ Nhận được đơn đặt hàng vũ khí của Mỹ trong 2 cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, thu nhiều lợi nhuận.
b. Những bài học từ sự đi lên của Nhật Bản mà Việt Nam có thể học tập: (1điểm; mỗi ý 0.25điểm)
- Phát huy tinh thần lao động sáng tạo và cần kiệm của nhân dân.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường công tác quản lí, tổ chức, điều tiết nền kinh tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 2 (4,5đ):
* Hoàn cảnh, sự thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN(2đ)
- Hoàn cảnh: Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các nước bên ngoài. 
- Sự thành lập: Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) được thành lập tại Băng-cốc ( Thái Lan ) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. 
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. 
- Nguyên tắc hoạt động: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có kết quả
* Từ đầu những năm 90 của TK XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.(2,5đ)
- Trước những năm 90: Tình hình Đông Nam Á không ổn định (1 đ) :
+ Trong thời kì “chiến tranh lạnh”: các nước Đông Nam Á có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.
+ Khi ASEAN được thành lập, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với một số nước trong ASEAN là quan hệ đối đầu ( đặc biệt là với Thái Lan và Phi-lip-pin ).
- Từ những năm 90 trở đi: tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt (1,5đ): 
+ Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước khác được cải thiện.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực Đông Nam Á, cả 10 nước đều đứng trong một tổ chức thống nhất ( trừ Đôngtimo mới thành lập ), ASEAN trở thành một trong những tổ chức liên minh khu vực thành công nhất trên thế giới.
+ Các nước trong khu vực tăng cường hợp tác, xây dựng Đông Nam Á thành một cộng đồng hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Câu 3 (5đ)
* Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX (2,5đ)
- Ngay sau khi Nhật đầu hàng nhân dân Đông Nam Á khởi nghĩa vũ trang và giành độc lập: 
+ Inđônêxia (17/8/1945)
+ Việt Nam (2/9/1945)
+ Lào (12/10/1945).
- Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á, Bắc Phi: Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri...
- Năm 1960 gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước châu Phi giành độc lập.
- 1-1-1959, C¸ch m¹ng Cu Ba giµnh th¾ng lîi.
-> Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa của CNĐQ thực dân cơ bản sụp đổ, chỉ còn 5,2 triệu km2 với 3,5 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của TK XX (1đ)
- Đầu năm 1960, nhân dân 3 nước tiến hành đấu tranh vũ trang và giành độc lập: 
+ Ghi-nê Bít – xao (9/1974).
+ Mô – dăm-bích (6/1975).
+ Ăng-gô-la (11/1975).
-> Đây là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa năm 90 của TK XX (1,5đ)
- Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra và thắng lợi, chính quyền người da đen thành lập 
 + Dim – ba – bu – ê (1980)
 + Na- mi – bi – a (1990).
 + Cộng hòa Nam Phi (1993)
Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh chuyển sang chương mới.
Câu 4: (2.5điểm) 
- Sau hơn 2 thập kỉ, nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm)
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6 %, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ; ở thành thị từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
- Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng: (0.5điểm; mỗi ý 0.25điểm)
+ Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. 
+ Quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga và Mĩ) có tàu cùng với người bay vào vũ trụ.
- Đối ngoại: (0.5điểm; mỗi ý 0.25điểm)
+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a.
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.
* Phương châm 16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. (0.5điểm)
Câu 4: (4.5điểm) 
a. Xu thế chính: (2điểm)
- Sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực, nhiều trung tâm.
- Quan hệ giữa các nước lớn dần chuyển sang xu thế hoà hoãn, thoả hiệp.
- Do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Tuy nhiên hoà bình bình, ổn định hợp tác phát triển là xu thế chung của thế giới ngày nay, nhưng ở nhiều khu vực vẫn nổ ra nội chiến và xung đột kéo dài do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, sắc tộc hoặc tranh chấp lãnh thổ. Mặt khác nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và li khai cũng đang đe doạ tình hình an ninh nhiều nước.
b. Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc: (2.5điểm)
- Vì từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, ... Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Vì vậy, mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp, Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Lich_su_9_vong_truong_NH_20152016.doc