Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Lịch sử lớp 9 thcs thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Lịch sử lớp 9 thcs thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013 - 2014 môn: Lịch sử lớp 9 thcs thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ và tên:...
Số báo danh:.
KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2013 - 2014
Khóa ngày 28 tháng 3 năm 2014
Môn: Lịch sử
LỚP 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề gồm có 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm).
Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
Câu 2 (1,75 điểm).
Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức gì?
Câu 3 (2,0 điểm).
Vì sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ của nhân dân Việt Nam (1946-1954)? Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với quốc tế?
Câu 4 (1,5 điểm).
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cuộc tiến công chiến lược nào của ta đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ? Em biết gì về cuộc tiến công chiến lược đó?
Câu 5 (0,75 điểm).
Trình bày ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Quảng Bình.
Câu 6 (2,5 điểm).
Bằng những kiến thức đã học về Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy làm sáng rõ những vấn đề sau:
- Những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX.
- Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
 Hết 
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2013 - 2014
 Môn: Lịch sử
Khóa ngày 28 tháng 3 năm 2014
Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang
I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Nội dung
Điểm
Câu 1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
1,5
- Trong lúc xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc do hậu quả của chương trình khai thác lần thứ 2 mà thực dân Pháp tiến hành thì cách mạng tháng Mười Nga thành công => thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây có sự gắn bó mật thiết 
- Tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới
- Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước đặc biệt là Pháp (1920), Trung Quốc (1921) tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam
0,25
0,5
0,25
0,5
Câu 2. Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức gì?
1,75
* Cơ hội:
- Mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học - kĩ thuật, công nghệ và văn hoá
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam được phát triển, hội nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước trên thế giới
- Khơi dậy tiềm năng, sự sáng tạo trong lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
* Thách thức:
- Trình độ tiếp cận những thành tựu của khoa học - công nghệ thế giới của nước ta còn hạn chế nhất định
- Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế
- Những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ (ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, tai nạn giao thông) đặt ra cho nước ta những khó khăn cần nghiên cứu giải quyết
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3. Vì sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ của nhân dân Việt Nam (1946-1954)? Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với quốc tế?
2,0
* Chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất: 
- Đây là chiến dịch tiến công lớn nhất vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương 
- Đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch,), làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava (kế hoạch quân sự lớn nhất của Pháp và Mĩ ở Việt Nam) 
- Đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Hội nghị Giơnevơ (1954) giành thắng lợi...
* Ý nghĩa đối với quốc tế:
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở châu Á, châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc
- Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không rộng người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cuộc tiến công chiến lược nào của ta đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? Em biết gì về cuộc tiến công chiến lược đó?
1,5
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 buộc Mỹ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược...
- Là cuộc tiến công lấy Quảng Trị làm hướng chủ yếu rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam
- Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng
- Chỉ trong một thời gian ngắn (đến cuối tháng 6/1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Đánh dấu sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5. Trình bày ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Quảng Bình.
0,75
- Góp sức cùng công nông cả nước khẳng định sức mạnh của chính mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến... 
- Rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng các tổ chức quần chúng ... 
- Tạo ra những tiền đề để phong trào đấu tranh cách mạng ở Quảng Bình tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh lịch sử mới
0,25
0,25
0,25
Câu 6. Những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX.
 Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
2,5
* Những nhân tố:
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản
- Vai trò của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
* Chính sách đối ngoại:
- Những năm ngay sau chiến tranh, Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ, chấp nhận đứng dưới chiếc “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ
- Khi kinh tế dần được phục hồi, bên cạnh việc giữ mối quan hệ với Mĩ, Nhật đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và chủ trương duy trì mối quan hệ gắn bó giữa Nhật Bản với các nước châu Á
- Từ nhiều thập niên qua, Nhật thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
II. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung. Thí sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác và hợp logic... Giám khảo căn cứ vào từng mức độ để cho điểm. Phần trong ngoặc đơn thí sinh không nhất thiết phải trình bày.
2. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
.. Hết ..

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tinh_lop_9.doc