Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 đề thi môn: Lịch sử thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 đề thi môn: Lịch sử thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 đề thi môn: Lịch sử thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN SƠN DƯƠNG, NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1. (3.0 điểm)
Tổ chức bộ máy, cơ cấu xã hội của nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp nào cho dân tộc ta?
Câu 2. (5.0 điểm) 
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Thanh của Vua Quang Trung năm 1789? Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu?
Câu 3. (4.5 điểm)
So sánh sự khác nhau giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (xu hướng, chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng).
Câu 4. (1.5 điểm)
Nêu những chính sách bóc lột về kinh tế của Thực dân Pháp ở Tuyên Quang cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Câu 5. (3.0 điểm)
Kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới?
Câu 6. (3.0 điểm)
Những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Biến đổi nào là lớn nhất, vì sao?
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Lịch sử
Câu 1
(3 điểm)
Tổ chức bộ máy, cơ cấu xã hội của nhà nướcVăn Lang. Nhà nước Văn Lang đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Tổ chức bộ máy, cơ cấu xã hội của nhà nướcVăn Lang:
- Đứng đầu là Vua, giúp việc cho vua có Lạc hầu, lạc tướng, bên dưới có 15 bộ do lạc tướng đứng đầu, dưới Bộ là các chiềng, chạ do bồ chính đứng đầu. 
- Đây là tổ chức nhà nước sơ khai, chưa có pháp luật và quân đội, khi có chiến tranh thì huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.
 - XH: chia thành nhiều tầng lớp: người quyền quý, dân tự do, nô tỳ nhưng chưa có sự phân biệt sâu sắc. Mối quan hệ giữa tầng lớp trên và dưới vẫn gần gũi mang tính cộng đồng.
* Nhà nước Văn Lang đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
- Truyền thống đoàn kết trong sản xuất và chống giặc ngoại xâm.
- Truyền thống sản xuất nông nghiệp nhất là kinh nghiệm trồng cây lúa nước.
- Đời sống tinh thần: tín ngưỡng thờ cúng các lực lượng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên; tục chôn người chết; các trò chơi dân gian; ăn trầu cau trong cưới hỏi, đám hiếu...
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(5 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Thanh của Vua Quang Trung năm 1789.
Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu?
* Hoàn cảnh lịch sử:
-Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, chế độ phong kiến Lê – Trịnh lần lượt bị nhà Tây Sơn lật đổ.
- Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, vua Thanh huy động 29 vạn quân, do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo 4 đường tiến vào nước ta.
-Nhận được tin quân Thanh xâm lược nước ta, Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Thống nhất đại quân, lên đường ra Bắc diệt giặc.
* Diễn biến:
- Ra đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Nghệ An). Đọc lời dụ và tuyên thệ tại Thanh Hóa nêu rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
-Từ Tam Điệp, Biện Sơn, Quang Trung chia làm 5 đạo:
+ Đạo chủ lực: do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, tiến vào Thăng Long
+ Đạo thứ 2 và đạo thứ 3 đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực
+ Đạo thứ 4 tiến ra phía Hải Dương
+ Đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta đồng loạt xuất phát tấn công đồn Hà Hồi (3 tết), Ngọc Hồi và Đống Đa (5 tết) nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Như vậy, từ đêm 30 tết đến ngày 5 tết Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, đất nước sạch bóng quân xâm lược, đánh dấu một chiến công oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử chố giặc ngoại xâm của dân tộc thời trung đại, chính vì thế người ta gọi đay là cuộc chiến thần tốc.
* Lý do Quang Trung chọn đánh quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu:
- Vì quân Thanh chiếm được thành Thăng Long dễ dàng nên chủ quan, kiêu ngạo.
- Vào dịp tết Kỉ Dậu (1789) là tết cổ truyền của dân tộc ta cũng là tết cổ truyền của Trung Quốc, Tôn Sĩ Nghị cho quân lính ăn tết, lơ là không đề phòng.
0.5
0.5
0.5
0.5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(4.5 điểm)
So sánh sự khác nhau giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh .
Nội dung so sánh
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Xu hướng
Bạo động, dựa vào Nhật để đánh Pháp
Cải cách văn hoá xã hội, làm cho nước mạnh, từ đó đấu tranh đòi thực dân Pháp phải cải cách.
Chủ trương
Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng XH tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hoá.
Vân động cải cách trong nước
Biện pháp
Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp với cầu viện Nhật.
Mở trường học, đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến, giúp Việt Nam tiến bộ.
Khả năng thực hiện
Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản là khó thực hiện được.
Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp.
Tác dụng
khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc
Cổ vũ tinh thần học tập, tự cường; giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến.
0.75
0.75
1
1
1
Câu 4
(1,5 điểm)
Những chính sách bóc lột về kinh tế của Thực dân Pháp ở Tuyên Quang cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
 Tháng 5 - 1884, thực dân Pháp đánh chiếm Tuyên Quang và đặt ách cai trị ở đây. 
- Công nghiệp: Khai thác mỏ kẽm Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang), Đầm Hồng (Chiêm Hoá), khai thác than, lâm thổ sản. 
- Nông nghiệp: Pháp chiếm đoạt hầu hết ruộng đất tốt để lập đồn điền bóc lột nông dân. 
- Bóc lột nông dân bằng thuế khoá bất công (thuế ngựa thồ, thuế tay dao) 
0.25
0.5
0.5
0.25
Câu 5
(3 điểm)
Kết cục, tính chất của CTTG thứ hai. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới?
* Kết cục của CTTG thứ hai:
 - Phe phát xít hoàn toàn bị thất bại, phê Đồng minh (Liên Xô, Mĩ Anh) chiến thắng.. CTTG thứ hai kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình TG. 
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phát nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, tàn tật. Thiệt hại về vật chất lớn gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất. Bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại.
* Tính chất của CTTG thứ hai: Phi nghĩa thuộc về phe phát xít. Chính nghĩa thuộc về phe đồng minh.
* Liên hệ những việc làm của HS góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới: (HS nêu được ít nhất 4 việc làm.)
0.5
1
0.5
1
Câu 6
(3 điểm)
Những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Biến đổi lớn nhất, giải thích.
* Những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ hai:
- Cho đến nay các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
- Từ sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước đều ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của mình, nhiều nước đã đạt được nhiều thành tự to lớn 
- Hiện nay đều cùng gia nhập Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN). Đây là tổ chức liêm minh kinh tế - chính trị nhăm xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
* Biến đổi lớn nhất: Cho đến nay các nước ĐNA đều giành được ĐL vì:
+ Biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành nước độc lập.
+ Nhờ biến đổi đó các nước ĐNA mới có những điều kiện thuận lợi để XD và phát triển kinh tế XH của mình ngày một phồn vinh.
0.5
0.5
0,5
0,5
0.5
0.5
- Điểm toàn bài: 20 điểm.
- Trong trường hợp học sinh có các diễn đạt khác song vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_SU_9_SON_DUONG_1516.doc