Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Lịch sử thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 775Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Lịch sử thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Lịch sử thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
-----------------
§Ò chÝnh thøc
KỲ thi CHỌN HSG líp 9 n¨m häc 2011-2012
ĐỀ THI M«n: LÞch sö
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
———————
Câu 1 (2,5 điểm)
	Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925.
Câu 2 (2,0 điểm)
So sánh về kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1931 và giai đoạn 1936-1939 theo bảng sau:
 Giai đoạn
Nội dung
Giai đoạn 1930-1931
Giai đoạn 1936-1939
Kẻ thù
Nhiệm vụ
Lực lượng
Hình thức đấu tranh
Câu 3 (3,0 điểm)
Trình bày chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.
Câu 4 (2,5 điểm)
Các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt? Các xu thế phát triển đó tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các dân tộc?
-----------------Hết---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinhSố báo danh
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
-----------------
§Ò chÝnh thøc
KỲ thi CHỌN HSG líp 9 n¨m häc 2011-2012
H­íng dÉn chÊm m«n: lÞch sö 
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925.
2,5
1. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản
- Với mục đích nhằm giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam, giai cấp tư sản phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
0,25
- Tư sản dùng báo chí bênh vực quyền lợi cho mình, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng... 
0,25
- Khi phong trào đấu tranh lên cao Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi tư sản sẵn sàng thỏa hiệp.
0,25
- Nhận xét: phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản (1919-1925) mang tính chất dân chủ công khai, diễn ra sôi nổi, đấu tranh trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, báo chí...song còn tính cải lương, thoả hiệp. 
0,25
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
 - Năm 1920 công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
0,25
- Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì đấu tranh đòi được nghỉ làm việc ngày chủ nhật có trả lương.
0,25
- Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo đã nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương...
0,25
- Tháng 8-1925, thợ máy Ba Son ở cảng Sài Gòn bãi công thắng lợi, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.
0,5
- Nhận xét: phong trào công nhân (1919-1925) diễn ra sôi nổi, giai cấp công nhân từng bước trưởng thành giác ngộ song vẫn trong khuôn khổ tự phát. 
0,25
2
So sánh về kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1931 và giai đoạn 1936-1939 theo bảng sau:
2,0
 Giai đoạn
Nội dung
Giai đoạn 1930-1931
Giai đoạn 1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
Chủ nghĩa phát xít, bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai.
Nhiệm vụ
Chống đế quốc và phong kiến. Trước mắt là đòi cải thiện đời sống nhân dân
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Lực lượng
Công nhân và nông dân
Công nhân và nông dân và các tầng lớp nhân dân khác
Hình thức
 đấu tranh
Bãi công của công nhân, mít tinh, biểu tình của của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động; biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân, biểu tình thị uy vũ trang tiến công vào chính quyền địch ở địa phương.
Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp như: Đông Dương đại hội, đón phái viên của Chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương, bãi công của công nhân, mít tinh biểu tình của nông dân, đấu tranh trên lĩnh vực sách báo
0,5
0,5
0,5
0,5
3
Trình bày chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.
3,0
1. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
 - Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945 Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ...mở đầu chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Đầu tháng 10-1945 Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
0,25
- Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, quân dân Sài Gòn- Chợ Lớn đã đứng lên chống Pháp bằng mọi hình thức, phương tiện, vũ khí... triệt nguồn tiếp tế của địch trong thành phố...
0,5
- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước...
0,25
- Cuộc kháng chiến của quân dân Nam Bộ đã chặn đứng bước tiến xâm lược của Pháp, tạo điều kiện để nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
0,25
2. Tạm thời hoà hoãn, ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 nhằm chuẩn bị kháng chiến chống Pháp lâu dài
- Thực dân Pháp âm mưu tiến quân ra Bắc...ngày 28-2-1946 Pháp kí với Tưởng hiệp ước Hoa – Pháp. Theo Hiệp ước này, quân Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc...Ngược lại, Pháp đưa quân ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
0,25
- Trước tình thế do hiệp ước Hoa-Pháp đặt ra, ngày 6-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Theo Hiệp định, Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do...; Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật...; Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ...
0,5
- Sau khi kí Hiệp định, Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang ...âm mưu tách Nam bộ ra khỏi nước Việt Nam, phá hoại đàm phán...quan hệ Việt - Pháp căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
0,25
- Ngày 14- 9-1946, Hồ Chí Minh kí với Pháp Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá ở Việt Nam...
0,25
- Như vậy, bằng việc kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 ta đã tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn xây dựng và củng cố lưc lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.
0,5
4
Các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt? Các xu thế phát triển đó tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các dân tộc?
2,5
a. Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”.
- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
0,5
- Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
0,5
- Sau chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa -học kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
0,5
- Tuy hòa bình thế giới được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
0,5
b. Thời cơ và thách thức:
- Thời cơ: có điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng các mối quan hệ giao lưu hợp tác, khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế
0,25
- Thách thức: sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các nước, sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, li khai, mâu thuấn sắc tộc, tôn giáo
0,25
Lưu ý:
 Trên đây là kiến thức cơ bản của mỗi câu hỏi, chỉ cho điểm tối đa các ý khi bài viết nêu đầy đủ sự kiện, có bố cục các ý chặt chẽ theo yêu cầu của học sinh giỏi THCS.
 Những bài làm của học sinh có sáng tạo trong trả lời các yêu cầu, thể hiện học sinh có hiểu biết về lịch sử thì thưởng điểm song không được vượt quá tổng điểm của câu hỏi đó.
----------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG.doc