Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 74 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3800Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2014 -2015
 Môn thi: Ngữ văn
 Ngày thi: 17/3/2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang
Câu 1: (2.0 điểm)
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:
 - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
 - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn): 
 Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
 Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
 (Ông đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II)
 Câu 3: (5.0 điểm)
Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người.
 	Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện nay.
Câu 4: (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
 	Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 	
 ------------------ Hết --------------------------
Họ tên thí sinh : Giám thị số 1 :
Số báo danh :  Giám thị số 2: .
Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
 NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1
Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
(2.0 đ)
- So sánh con thuyền ra khơi “ hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
1.0đ
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.
1.0đ
Câu 2 
Cảm nhận về khổ thơ:
3.0 đ
-Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn ngắn, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
- Về kiến thức: Nêu được các ý sau
+ Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn.
+ Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông. 
+ Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt.
+ Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. 
0,5 đ
1.0 đ
 0,75 đ
 0,75đ
Câu 3
5.0 đ
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác, lập luận chặt chẽ, bố cục chặt chẽ có dẫn chứng thuyết phục
0.5 đ
* Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau
1- Từ lời giới thiệu hấp dẫn, người viết cần khẳng định “ Kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người vì: con người kém hiểu biết, vô trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám lợi, coi thường pháp luật mà chặt phá rừng. Từ đó khẳng định dù trực tiếp hay gián tiếp con người chính là kẻ thù trực tếp gây ra tội ác cho rừng xanh.
2- Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu con người chúng ta nhận ra được bao nhiêu điều hệ lụy do nạn phá rừng gây nên.
- Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị săn bắn ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động.(có dẫn chứng và số liệu kèm theo).
- Môi trường bị tàn phá, lũ lụt thường xuyên bị đe dọa, khí hậu bị biến đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta.(có dẫn chứng cụ thể).
3- Từ thực trạng trên đề ra được giải pháp để bảo vệ rừng - bảo vệ lá phổi xanh của Trái đất.
- Tích cực trồng cây gây rừng.
- Bên cạnh khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung, chăm sóc rừng.
- Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, trừng phạt những “ kẻ thù của rừng xanh”.
4- Khẳng định sống hòa hợp với thiên nhiên là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay.
1.0 đ
1.0 đ
2.0đ
0,5đ
Câu 4
10.0đ
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả.
* Về kiến thức : Cần đáp ứng được các ý sau
1-Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
2- Thân bài: 
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng:
- Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng)
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn chứng).
* Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu.(dẫn chứng)
- Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc.(dẫn chứng)
b.Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.
-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.
3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
* Lưu ý : GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.
1.0đ
9.0đ
0,5đ
4,0đ
3.0đ
1.0đ
0.5đ
ĐỀ 1
Câu 1 ( 2 điểm )
 Có một câu chuyện như sau :
 Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình, đã ghé vào thăm trường.Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn: 
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không ? Em là.
 Người thầy giáo già hoảng hốt ;
Thưa ngài, ngài là thống tướng.
Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào.
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự không? Tại sao?
Hãy nhận xét về tính cách của vị tướng trong câu chuyện.
Câu 2 ( 2 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Quê hương - Tế Hanh )
Câu 3 ( 6 điểm ) 
 Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng”( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : 
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 2
Câu 1: 2 điểm:
Bài thơ “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”.
 ( Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên.
b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy.
Câu2: ( 4 điểm ).
Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.
Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em.
Câu3: ( 4 điểm ). Chân dung Hồ Chí Minh qua: “ Tức cảnh Pác bó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” – Ngữ văn lớp 8 – tập 2.
ĐỀ 3
1. Câu 1 (4 điểm): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
2. Câu 2 (4 điểm): Cho câu chủ đề sau: Truyện “Cô bé bán diêm”đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh” Em hãy viết thành một đoạn văn (khoảng 8 dòng) theo lối diễn dịch . 
3. Câu 3 (12 điểm): Tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
ĐỀ 4
Câu 1( 4điểm)
	Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
 	 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. 
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (4điểm)
	Trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy (1949), Bác Hồ viết:
	Dòng sông lặn ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
	Em hiểu và cảm nhận hai câu thơ trên như thế nào cho đúng.	
Câu 3 : (12 điểm)
	Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đã chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mình về ngày 20 – 11, về vị trí vai trò, công lao của thầy cô giáo và bày tỏ lòng biết ơn của mình với thầy cô qua những việc làm cụ thể, thiết thực.
	( chú ý : Trong bài viết không được nêu tên trường, lớp, tên thầy cô giáo cụ thể)
ĐỀ 5
Câu 1 (1 điểm):	
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...) 
 (Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Câu 2 (3 điểm): 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
Câu 3 (6 điểm): 
Chuẩn bị cho buổi hội thảo văn học của trường, em hãy viết một bài văn về đề tài: Văn học và tình thương./.
ĐỀ 6
Câu 1. (2,0 điểm) Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: 
	- Giấy đỏ buồn không thắm;
	Mực đọng trong nghiên sầu...
	- Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài giời mưa bụi bay.	
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)	
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Lão Hạc là người cha rất mực thương con.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 3. (6,0 điểm)
	Nói về lòng ghen tị, có người cho rằng: "Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.", còn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi khuyên: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim.” 
Suy nghĩ của em về vấn đề đó.
ĐỀ 7
CÂU 1 (2 điểm)
Phân tích biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau:
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
 (Quê hương - Tế Hanh)
CÂU 2 (2 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em từ câu văn sau: " Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp"
CÂU 3 (6 điểm)
Trong bài thơ " Một khúc ca xuân", nhà thơ Tố Hữu có viết:
 " Nếu là con chim, chiếc lá
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
 Em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên.
ĐỀ 8
 Câu 1: 3 điểm
	Chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong bài cac dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
 Câu 2: 5 điểm.
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu....
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
 (Ông Đồ – Vũ Đình Liên)
Câu 3: 12 điểm.
	Có ý kiến cho rằng: “Văn học đã chắp cánh cho tuổi thơ bao ước mơ và tình thương yêu”? Ý kiến của em thế nào? qua các đoạn trích ‘Cô bé bán diêm”, “Trong lòng mẹ”, “Tôi đi học”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 9
Câu 1: (3 điểm)
 Cảm nhận của em về cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng (Văn 8 tập 1).
Câu 2: ( 7 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu không những là một người mẹ thương con, người vợ yêu chồng mà còn là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
 Qua văn bản : “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ 10
Câu 1:(2.0 điểm) Khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông Giáo nghĩ: “ Không ! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Câu 2: (3.0 điểm)Viết đoạn văn 5 đến 6 dòng với hình thức diễn dịch để triển khai câu chủ đề: Sách là chìa khóa mở ra tri thức.
Câu 3: (5.0 điểm) Trời đã cuối thu đầu đông, em hãy viết bài văn kể lại cảm nhận của mình trong những ngày lập đông này.
ĐỀ 11
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Nhật kí trong tù đc sáng tác bằng chữ gì?
A. Chữ hán	c. Song thất lục bát.
B. Thất ngôn tứ tuyệt	D. Thất ngôn bát cú.
Câu 2: Trong những bài thơ sau của Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh trăng sáng ?
A. Tin thắng trận 	C. Cảnh khuya
B. Rằm tháng riêng	D. Chiều tối.
Câu 3: “Minh nguyệt” có nghĩa là gì ?
A. Trăng sáng	C. Trăng soi
B.Trăng đạp	D. Ngắm trăng
Câu 4. Hai câu thơ “ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khách khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A.ẩn dụ	C. So sánh
B. Hoán dụ	Đối xứng
Câu 5. Nêu sự hiểu biết của em về cách sử dụng nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
	“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”
Phần II- Tự luận ( 6 đ)
Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
ĐỀ 12
Cõu 1: (4 điểm)
 Nờu ý nghĩa và biểu tượng của hỡnh ảnh chiếc lỏ trong truyện ngắn "Chiếc lỏ cuối cựng" của O Hen-ri.
Cõu 2: (4 điểm) 
 Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: 
 Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vỡ chuyện đó mà cói nhau nhộ!” 
 Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cói nổ ra. Một ụng già thụng thỏi đó dạy cho họ cỏch chia cụng bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý. 
 Kết cục tài sản đó được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. 
Cõu 3: (12 điểm) 
 Trong văn học hiện đại nước ta, có không ít các nhà văn đó thể hiện thành cụng việc miờu tả tỡnh mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào đó diễn tả tỡnh mẹ con một cỏch chõn thật và sõu sắc thấm thớa như dưới ngũi bỳt Nguyờn Hồng. Đằng sau những dũng chữ, những cõu văn là những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”(Thạch Lam). 
 Qua trích đoạn Trong lũng mẹ ( Trớch Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em hóy làm sỏng tỏ nhận định trên.
ĐỀ 13
Cõu 1: (4 đ)
 Theo em cỏch kết thỳc của truyện “Lóo Hạc” (Nam Cao) và “Cụ bộ bán diêm” (An – dec – xen) có điểm gỡ giống và khỏc nhau ?. Sự giống và khỏc nhau thể hiện điều gỡ ?
Cõu 2: (4 đ) Đọc câu chuyện sau: “Tờ giấy trắng” câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gỡ 
Tờ giấy trắng
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm trũn đen ở một góc nhỏ, và hỏi: 
- Các em có thấy đây là gỡ khụng?
Tức thỡ cả hội trường vang lên: 
 - Đó là một dấu chấm.
Ngài Hiệu trưởng hỏi lại: 
Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư? Ngài kết luận: 
Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp cũn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
(Quà tặng cuộc sống)
Cõu 3: (12 đ)
Phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh qua những bài thơ đó học và đọc thêm. 
ĐỀ 14
Cõu 1 ( 3 điểm)
Hóy viết một đoạn văn diễn dịch chỉ rừ cỏi hay của đoạn văn sau:
“ Mặt lóo đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lóo ngoẹo về một bờn và cỏi miệng múm mộm của lóo mếu như con nít. Lóo hu hu khúc.”
 	 	 ( Lóo Hạc – Nam Cao)
Câu 2 : (7 điểm)
Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
 Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” hãy làm rõ vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu.
ĐỀ 15
Câu 1 ( 2đ ) Ca dao có bài:	
“Ngày ngày em đứng em trông 
 	Trông non non ngất, trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa.”
Câu 2 ( 2đ )
Trong đoạn văn dưới đây theo em người viết mắc phải lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng. 
“ Thủa nhỏ, Lê Quí Đôn là một đứa trẻ thông minh nhưng ngỗ ngược. Ngay khi đi học, Lê Quí Đôn đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, phê phán những điểm phản khoa học thường được tôn sùng lúc bấy giờ. Ông thường tham gia bình văn cùng những người lớn tuổi, không ai dám coi thường “Chú học trò nhãi ranh” học nhiều biết rộng ấy.
Câu 3 ( 6đ )
	Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”.
	Qua các văn bản “ Lão Hạc ”, “ Trong lòng mẹ ”, “ Tức nước vỡ bờ ” em hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
ĐỀ 16
Câu1: ( 1điểm )
 Tìm biện pháp tu từ trong các câu sau, nêu tác dụng? 
 Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
Câu 2:(2điểm)
	Chỉ rõ các vế trong câu ghép, nêu rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai. Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? vì sao? Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết em hình dung nhân vật nói như thế nào?
	“Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn : 
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.”
	 ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu 3: (2 điểm)
	Khi nghe Binh Tư nói chuyện ông giáo cảm thấy cuộc đời đáng buồn; nhưng khi biết cái chết đau đớn của lão, ông giáo lại nghĩ cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Vì sao ông giáo lại có tâm trạng như vậy? Hãy giải thích?
Câu 1(1 điểm): Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau, nêu tác dụng ?
“Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.”
	(Nguyễn Du)
Câu 2 (2 điểm):
	Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không? Vì sao? Xột về mặt giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật (Lão Hạc )?
	“Lão nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ đề tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó. Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc , muốn gửi tôi , để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”
	 (Nam Cao)
Câu 3:(2 điểm):
	Qua câu chuyện “Chiếc lá cuôí cùng”, nhà văn muốn ca ngợi điều gì? Điều nào là quan trọng nhất theo cảm nhận của em ?
ĐỀ 17
Câu1: ( 1,0đ )
	Khi viết đoạn văn dưới đây người viết đã phạm lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng. 
	“ Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Hai bà Trưng phất ngọn cờ hồng đánh tan quan quân Thái Thú Tô Định, đền được nợ cho nước, trả thù được cho nhà. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập”.
Câu 2: ( 2,5đ )
	- Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ dưới đây.
	“Có gì mới ở Phương Tây
	 Có đêm và có ngày
	Có máu và nước mắt
	Có những sói lang và những anh hùng”
	( Tố Hữu )
	- Nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ trong đoạn thơ trên?
Câu 3 : ( 6,5đ )
	Có thể nhận thấy một đặc điểm tiêu biểu ở phong cách thơ của Hồ Chí Minh là: “Trong thơ của Người cảnh và tình luôn đan xen, hoà quyện lẫn nhau, tả cảnh để bộc lộ tình”.
	Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng riêng”, và những bài thơ đã học và đọc về thơ Bác để làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 18
Câu1: Hãy tìm mối liên hệ giữa các từ: non, nước, suối, núi và Sơn Hà trong bài thơ “Pác Bó hùng vĩ” của Bác Hồ:
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Câu2: Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có đoạn:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
	(Ngữ văn lớp 8 – Tập II)
a/ Nếy thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mặt trời gay gắt” Thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao?
b/ Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ. Những câu nghi vấn đó có tác dụng gì?
Câu3: Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường trích trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác.
ĐỀ 19
Câu 1: (3 điểm) Dựa vào nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, viết một đoạn văn (không quá 15 dòng) trình bày về tác hại của thuốc lá đối với con người.
 Câu 2: (5 điểm)
Qua các văn bản : Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con người nghèo khổ, bất hạnh? Hãy trình bày điều đó bằng một bài viết ngắn (10 đến 15 dòng tờ giấy thi).
Câu 3 : (12 điểm) Trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùngThuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn. 
ĐỀ 20
C©u 1 (2 ®iÓm):
Trong truyÖn ng¾n LÆng lÏ Sa Pa cña NguyÔn Thµnh Long, ®iÒu g× gãp phÇn cñng cè thªm nhËn thøc cña nh©n vËt häa sÜ vÒ giíi h¹n cña nghÖ thuËt so víi cuéc ®êi?
C©u 2 (3 ®iÓm): 
Suy nghÜ cña em vÒ néi dung mÈu chuyÖn sau:
“ Mét ng­êi Ên §é th­êng dïng hai c¸i b×nh lín ®Ó g¸nh n­íc tõ suèi vÒ nhµ. Mét trong hai c¸i b×nh nµy bÞ nøt vµ khi vÒ ®Õn nhµ, n­íc trong b×nh ®· bÞ v¬i ®i mét nöa. C¸i b×nh nøt lu«n buån b·, khæ së v× khiÕm khuyÕt cña m×nh. Mét ngµy nä, c¸i b×nh nøt nãi víi ng­êi chñ cña m×nh:
- T«i thÊy thËt xÊu hæ khi m×nh kh«ng lµm trßn c«ng viÖc. V× t«i mµ «ng ph¶i lµm viÖc cùc nhäc h¬n. 
Ng­êi g¸nh n­íc nãi b»ng giäng c¶m th«ng: 
- Trªn ®­êng vÒ, ng­¬i cã ®Ó ý nh÷ng luèng hoa xinh ®Ñp däc ®­êng kh«ng? Ng­¬i cã thÊy hoa chØ mäc ë phÝa ®­êng cña ng­¬i mµ kh«ng ph¶i lµ phÝa bªn kia kh«ng? Ta ®· biÕt khiÕm khuyÕt cña ng­¬i. V× vËy ta ®· gieo nh÷ng h¹t hoa bªn ®ã, vµ mçi ngµy ng­¬i ®· t­íi n­íc cho chóng. Hai n¨m qua, ta ®· h¸i nh÷ng b«ng hoa nµy ®Ó tÆng mäi ng­êi vµ lµm ®Ñp cho c¨n nhµ chóng ta”
 (Pháng theo H¹t gièng t©m hån)
C©u 3 (5 ®iÓm): B»ng sù hiÓu biÕt cña m×nh vÒ bµi th¬ Sang thu cña H÷u ThØnh, em h·y lµm râ ý kiÕn sau: Víi Sang thu, H÷u ThØnh ®· lµm míi cho th¬ thu.
ĐỀ 21
Câu I (2đ) Đọc đoạn văn:
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?(3).
 (Hai cây phong – Ai-ma-Tốp)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.
Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.
Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.
Câu II (2đ)
Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
 “Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu” (Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Câu III (6đ) 
 Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
ĐỀ 22
Câu 1: (1,5 điểm).
	Chiếc lá thường xuân (trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - O. Hen-ri) mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Câu 2: (2,5 điểm).
	Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
 	 ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2: (6,0 điểm).
	Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết:
	"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội."
	Em hiểu như thế nào về câu nói trên?
ĐỀ 23
Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Câu1. ( 1,25 điểm) 
Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.
Câu 2. (1,25 điểm)
 	a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ?
 	b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó.
Câu 3. ( 2 điểm) 
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.
Câu 4. ( 5,5 điểm)
Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó.
ĐỀ 24
Câu1: (2đ)
Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải thích nghĩa của từ “ chân trời” trong các câu sau:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhắn ai góc bể chân trời
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non
Đất nước ta đang bước vào một vận hội mới như hừng đông. Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.
Câu2:
Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ “lao xao”,”rì rào”mà lại viết “gió lộng xôn xao”Em thử phân tích?
Tôi lại về quê mẹ

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_hoc_sinh_gioi_van_8.doc