SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (1,5 điểm) a. Vì sao khí hậu ở vùng Địa Trung Hải không mưa nhiều về mùa hạ mà lại mưa nhiều về mùa đông? b. Trình bày hoạt động của gió fơn. Ở Việt Nam vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió fơn? Câu 2. (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. Câu 3. (2,0 điểm) a. Cơ cấu kinh tế là gì? Trình bày các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. b. Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển khác nhau như thế nào? Câu 4. (2.0 điểm) a. Trình bày sự khác nhau giữa phương thức quảng canh và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. b. Tại sao trong cơ cấu nông nghiệp ở phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi còn thấp. Câu 5. (2,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Tình hình dân số của các châu lục và khu vực trên thế giới năm 2005 Tình hình dân số Châu Âu Châu Á Châu Phi Khu vực Bắc Mĩ Khu vực Mĩ La Tinh Châu Đại Dương Dân số (triệu người) 730 3920 906 328,7 559 33 Mật độ dân số (người/km2) 32 124 30 17 27 4 Tỉ suất sinh thô (%o) 10 20 38 14 22 17 Tỉ suất tử thô (%o) 11 7 15 8 6 7 a. Tính diện tích, số người sinh ra và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục, khu vực trên thế giới năm 2005. b. Nhận xét và giải thích về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục, khu vực trên thế giới. -----Hết----- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: .. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang. Câu Nội dung Điểm Câu 1. (1,5 điểm) a. Khí hậu ở vùng Địa Trung Hải không mưa nhiều về mùa hạ mà lại mưa nhiều về mùa đông vì: - Về mùa hạ vùng Địa Trung Hải các đai cao áp chí tuyến bao trùm, không khí khô ráo chỉ có gió thổi đi vì vậy rất ít mưa. - Hết mùa hạ đai áp cao lùi về phía Nam gió Tây hoạt động đi qua biển đem theo hơi nước vào gây mưa. b. Hoạt động của gió fơn: - Gió mát ẩm thổi đến một dãy núi, bị núi chặn lại và đẩy lên cao, nhiệt độ giảm 0,6o/100m => hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và gây mưa ở sườn đón gió. - Gió vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm nhiều, nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình giảm 1o/100m => gió khô và nóng. * Ở Việt Nam vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió fơn là: Bắc Trung Bộ. Vì: ảnh hưởng của bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Bắc đối với gió mùa Tây Nam. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2. (2,0 điểm) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta: - Vị trí địa lí: + Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc (từ 8034’B đến 23023’B), trong năm có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn. + Nước ta nằm trong khu vực Châu Á (Đông Nam Á) gió mùa nên chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ gió mùa. + Nước ta tiếp giáp với Biển Đông là một biển lớn, ấm và kín làm cho khí hậu nước ta mang tính chất ẩm (tính hải dương điều hòa). - Lãnh thổ: kéo dài theo chiều Bắc - Nam nên khí hậu có sự phân hóa từ Bắc vào Nam. - Do vị trí lãnh thổ gần hay xa biển mà có sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông – Tây. - Địa hình: + Đa dạng tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao. + Hướng địa hình kết hợp với hướng gió: vùng đón gió mưa nhiều, vùng khuất gió mưa ít. - Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên phân mùa của khí hậu. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3. (2,0 điểm) a. Cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế: - Cơ cấu kinh tế là: tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là: + Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành. + Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định. - Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: cơ cấu kinh tế gồm 3 bộ phận cơ bản hợp thành: + Cơ cấu ngành kinh tế có: Nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia). + Cơ cấu thành phần kinh tế: phản ánh sự tồn tại của các hình thức sở hữu. Hiện nay ở nước ta có các thành phần kinh tế: trong nước (Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài. + Cơ cấu lãnh thổ: Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, KT-XH, nguyên nhân lịch sử, đã dẫn đến sự phát triển không đều giữa các vùng. Ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: Toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia. b. Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự khác nhau là: Khu vực Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển I Tỉ trọng rất thấp. Tỉ trọng cao hơn nhóm nước phát triển. II Tỉ trọng thấp hơn. Tỉ trọng cao hơn. III Tỉ trọng thấp hơn các nước đang phát triển. Tỉ trọng rất cao. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 4. (2,0 điểm) a. Sự khác nhau giữa phương thức quảng canh và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là: Quảng canh Thâm canh - Là hình thức canh tác theo chiều rộng, việc tăng sản lượng nông nghiệp chủ yếu do mở rộng diện tích, quy mô sản xuất. - Là hình thức canh tác theo chiều sâu, việc tăng sản lượng nông nghiệp do tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. - Là hình thức nền nông nghiệp gắn với tự cấp, tự túc, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người cao. - Là hình thức đặc trưng của sản xuất hàng hoá, tiên tiến hiện đại. - Phân bố ở những vùng (nước) có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Phân bố ở những vùng (nước) có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. b. Trong cơ cấu nông nghiệp ở phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi còn thấp vì: - Cơ sở thức ăn, vốn đầu tư, các dịch vụ về: giống, thú y, chưa được đảm bảo. - Các nước đang phát triển phần lớn phải chú ý ngành trồng trọt nhằm đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu của nhân dân, nên ngành chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển làm cho tỉ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi còn thấp. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 5. (2,5 điểm) a. Tính diện tích, số người sinh ra và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục, khu vực trên thế giới năm 2005. Bảng diện tích, số người sinh ra và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục, khu vực trên thế giới, năm 2005 Tình hình dân số Châu Âu Châu Á Châu Phi Khu vực Bắc Mĩ Khu vực Mĩ La Tinh Châu Đại Dương Diện tích (triệu km2) 22,8 31,6 30,2 19,3 20,7 8,3 Số người sinh ra (triệu người) 7,3 78,4 34,4 4,6 12,3 0,6 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) - 0,1 1,3 2,3 0,6 1,6 1,0 (Nếu sai một số liệu trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét và giải thích về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục, khu vực trên thế giới: - Các châu lục, khu vực có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao là: Châu Phi, khu vực Mĩ La Tinh, Châu Á (cao nhất là Châu Phi 2,3%). Nguyên nhân là do tỉ suất sinh cao hơn nhiều so với tỉ suất tử (do tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ cao, phong tục tập quán và tâm lí lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước còn thấp, ). - Các châu lục, khu vực có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp là: Châu Âu, lục địa Bắc Mĩ và Châu Đại dương (trong đó Châu Âu có tỉ suất gia tăng tự nhiên âm 0,1%). Nguyên nhân: là do tỉ suất sinh rất thấp, thậm chí thấp hơn tỉ suất tử (do cơ cấu dân số già, kinh tế - xã hội phát triển, tâm lí không muốn kết hôn, sinh con). 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 -----Hết-----
Tài liệu đính kèm: