Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 thpt năm học 2013 - 2014 môn: Địa lí - thpt thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 thpt năm học 2013 - 2014 môn: Địa lí - thpt thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 thpt năm học 2013 - 2014 môn: Địa lí - thpt thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Môn: ĐỊA LÍ - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 16/04/2014
(Đề thi có 1 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Phân biệt nguyên nhân và kết quả của hai quá trình phong hóa hóa học và phong hóa lí học? Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất? 
b) Hãy nêu sự phân bố các khối khí và frông theo trình tự từ cực Bắc xuống cực Nam? Vì sao giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Tác động của sinh vật có khác gì với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
b) Chứng minh sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất tuân theo quy luật địa đới? Vì sao ranh giới các vòng đai nhiệt không phải là đường thẳng trùng với các vĩ tuyến?
Câu 3. (2.0 điểm)
a) Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ? Biện pháp để khắc phục tình trạng này?
b) Chứng minh ngành dịch vụ có cơ cấu phức tạp? Tại sao vận tải bằng ô tô đang ngày càng chiếm ưu thế so với vận tải đường sắt?
Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: 
Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước từ 1950-2010 (Đơn vị: %)
Năm
1950
1970
1990
2010
Toàn thế giới
29,2
37,7
43,0
50,0
Nhóm nước phát triển
54,9
66,7
73,7
75,0
Nhóm nước đang phát triển
17,8
25,4
34,7
44,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2010.
b. Nhận xét về tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2010.
c. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa?
----------------HẾT----------------
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu * Giám thị không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:..Số báo danh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Môn: ĐỊA LÍ - THPT
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
2,0 đ 
a)
Phân biệt nguyên nhân và kết quả của hai quá trình phong hóa hóa học và phong hóa lí học? Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất? 
1.25đ
* Phân biệt: 
Thí sinh có thể lập bảng hoặc trình bày nhưng phải đảm bảo các ý sau:
Phong hoá lí học
Phong hoá hoá học
Nguyên nhân
- Chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước
- Ngoài ra do tác động va đập của gió, sóng, nước chảy...hoạt động sản xuất của con người 
Do tác động của nước các chất khí, các hợp chất hoà tan trong nước, khí CO2, O2, axít hữu cơ của sinh vật... thông qua các phản ứng hóa học.
Kết quả
Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn nhưng không biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của đá
Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi các thành phần, tính chất hóa học.
0,5
0,5
* Quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất do:
 - Trên bề mặt đất đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt Trời
 - Mặt đất là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển nên cường độ ngoại lực mạnh nhất.
0.25
b)
Hãy nêu sự phân bố các khối khí và frông theo trình tự từ cực Bắc xuống cực Nam? Vì sao giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?
0.75đ
* Sự phân bố các khối khí: Nêu lần lượt theo thứ tự sau:
Khối khí bắc cực (A)- Frông địa cực (FA)- Khối khí ôn đới (P) - Frông ôn đới (FP) - khối khí chí tuyến (T) – khối khí xích đạo (E)- Khối khí chí tuyến (T)- Frông ôn đới (FP)- Khối khí ôn đới(P)- Frông địa cực (FA)- Khối khí nam cực (A)
- Nếu học sinh vẽ hình và có chú giải đầy đủ, chính xác vẫn cho đủ điểm
- Nếu học sinh chỉ nêu như trong SGK theo hai bán cầu thì chỉ cho nửa tổng số điểm của ý này.
0.5
* Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo nên Frông thường xuyên và liên tục bởi chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.
0.25
2
3,0đ
a)
Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Tác động của sinh vật có khác gì với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
 2.0đ
* Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tươi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
* Tác động của đá mẹ:
 - Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất hoá học của đất.
* Tác động của khí hậu: 
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua các yếu tố là nhiệt độ và độ ẩm (Phá huỷ đá thành các sản phẩm phong hoá, ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ các vật chất trong đất đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải,tổng hợp chất hữu cơ cho đất)
- Khí hậu còn ảnh hưởng tới sự hình thành đất một cách gián tiếp được thể hiện rõ rệt thông qua lớp phủ thực vật.
* Tác động của sinh vật: vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất
 - Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất. Rễ thực vật bám vào khe nứt của đá làm phá huỷ đá 
 - Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, xác sinh vật và tổng hợp thành mùn đó là vật chất hữu cơ chủ yếu của đất.
 - Động vật sống trong đất như gián, kiến, mối cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lý, hoá học của đất.
0,25
0,25
0,5
0.25
0,75
b)
Chứng minh sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất tuân theo quy luật địa đới? Vì sao ranh giới các vòng đai nhiệt không phải là đường thẳng trùng với các vĩ tuyến?
1.0đ
* Chứng minh: Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vành đai nhiệt sau:
 - Vành đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC ở hai bán cầu.
- Hai vành đai ôn đới ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20oC và đường đẳng nhiệt +10oC tháng nóng nhất.
 - Hai vành đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất.
 - Hai vành đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0oC
0.75
* Giải thích: Sự hình thành các vành đai nhiệt trên Trái đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt trời tới bề mặt Trái đất mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác: lục địa, đại đương, địa hình, dòng biển. Vì thế, ranh giới các vòng đai thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt không trùng với các vĩ tuyến.
0,25
3
2,0đ
a)
 Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ? Biện pháp để khắc phục tình trạng này?
1.0 đ
* Tính mùa vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt bởi vì:
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau.
- Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi
> Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ.
0.25
0.25
* Biện pháp: 
- xây dựng một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý,
- thực hiện đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ ...),phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
0.25
0.25
b)
Chứng minh ngành dịch vụ có cơ cấu phức tạp?Tại sao vận tải bằng ô tô đang ngày càng chiếm ưu thế?
1.0đ
* Chứng minh: 
- Ở nhiều nước người chia dịch vụ thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công
- Các dịch vụ kinh doanh gồm: (kể ít nhất được 2 ngành)
- Các dịch vụ tiêu dung gồm: (kể ít nhất được 2 ngành)
- Các dịch vụ công gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể
0.5
* Vận tải ô tô có nhiều ưu điểm nổi bật hơn:
- Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình
- Đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng, có khả năng phối hợp được sự hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác nhau như đường sắt, đường thủy, đường sông.
0.5
4
3,0đ
a)
Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ cột nhóm ba với một hệ trục tọa độ.
- Yêu cầu: chính xác, đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu đầu cột, đơn vị trục tung và trục hoành, thẩm mỹ.
1,5
b)
* Nhận xét: 
- Từ 1950- 2010 tỉ lệ dân số thành thị của toàn thế giới tăng liên tục (dẫn chứng)
- Tỉ lệ dân số thành thị ở cả nhóm nước phát triển và đang phát triển đều tăng, trong đó tỉ lệ dân thành thị của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh hơn (dẫn chứng)
- Nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nhóm nước đang phát triển (dẫn chứng)
0,75
c)
Các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa vì:
- Các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra muộn, trình độ thấp, đô thị hóa tự phát (diễn giải)
- Đô thị hóa tự phát gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường ( dẫn chứng).
- Điều khiển đô thị hóa phù hợp với công nghiệp hóa sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở đô thị
0,75
Tổng điểm toàn bài
10,0
Lưu ý: Học sinh trình bày khác đáp án nhưng đúng thì vẫn cho điểm
.------------------Hết--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG.doc