Kỳ kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 thcs năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 120 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2003Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 thcs năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 thcs năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 120 phút
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DUY TIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 6,7,8 THCS
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (6 điểm): 
	Lúc 7 giờ, một ô tô và một xe máy cùng xuất phát từ địa điểm A chuyển động đều trên cùng một con đường thẳng đến địa điểm B. Ô tô đến B lúc 8 giờ 30 phút, xe máy đến B lúc 9 giờ 15 phút. Cho biết vận tốc của ô tô là 60 km/h.
	a) Tính khoảng cách giữa hai xe lúc 7 giờ 30 phút.
	b) Sau khi đến B và nghỉ tại B 30 phút, ô tô quay trở lại A theo con đường cũ vẫn với vận tốc 60km/h. Hỏi khi từ B trở về A, ô tô gặp xe máy lúc mấy giờ?
Câu 2 (4,5 điểm): 
	Thả một vật bằng kim loại chìm hoàn toàn trong nước trong một bình đo thể tích thì nước trong bình từ mức 130cm3 dâng lên đến mức 180cm3. Nếu treo vật vào lực kế trong điều kiện vật vẫn chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 2,9N. Biết Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3
	a) Tính trọng lượng riêng của vật;
	b) Nếu thả vật vào thủy ngân thì sau khi đứng cân bằng, thể tích phần vật bị chìm trong thủy ngân chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của cả vật? Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3.
Câu 3 (4 điểm): 
	Để đưa một thùng hàng có khối lượng m=600kg lên sàn xe ô tô cao h=1,2m, người ta dùng một mặt phẳng nghiêng dài l = 3,6m như hình vẽ.
	a) Nếu không có ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì phải kéo vật trên mặt phẳng nghiêng với một lực F1 bằng bao nhiêu?
	b) Trong thực tế, để kéo được vật chuyển động đều từ dưới lên, người ta đã phải dùng một lực F2=2500N. Hãy tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng và tính hiệu suất của mặt phăng nghiêng đó.
Câu 4 (5,5 điểm): 
	Có hai bình nhiệt lượng kế, bình I chứa m1 = 2kg nước ở nhiệt độ t1 = 300C, bình II chứa m2 (kg) nước ở nhiệt độ t2 (0C). Người ta đổ thêm một lượng nước m3 = 1 kg ở nhiệt độ t3 = 900C vào bình I.
	a) Tính nhiệt độ của nước trong bình I sau khi cân bằng nhiệt;
	b) Nếu đổ một nửa nước trong bình II sang bình I thì nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt là 42,50C. Nếu đổ toàn bộ nước trong bình II sang bình I thì nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt là 380C. Tính m2, t2.
	Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình và với môi trường ngoài.
-------------------------- Hết --------------------------
Họ và tên thí sinh:	 Số báo danh: 	
Giám thị số 1	Giám thị số 2:	
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DUY TIÊN
KỲ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 6,7,8 THCS
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Vật lí 8
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(6 điểm)
 a) 3 điểm
Đổi 8h30' = 8,5h; 9h15' = 9,25h
Chiều dài quãng đường AB là:
Vận tốc của xe máy là:
Đến 7h30', ô tô và xe máy đi được quãng đường lần lượt là:
Khoảng cách giữa hai xe lúc 7h30' là:
S1 - S2 = 30-20 = 10(km)
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
b) 3 điểm 
Ô tô bắt đầu đi từ B về A lúc: 8 giờ 30 phút + 30 phút = 9 giờ
Khi ô tô bắt đầu đi từ B về A thì xe máy đã đi được quãng đường:
Quãng đường còn lại là:
S' = 90 - 80 = 10(km)
Gọi thời gian ô tô và xe máy đi từ lúc ô tô bắt đầu rời khỏi B đến lúc hai xe gặp nhau là t (h)
Ta có:
Khi hai xe gặp nhau: S1 + S2 = S'
Þ 60t + 40t = 10
Þ t = 0,1 giờ = 6 phút
Vậy hai xe gặp nhau lúc: 9 giờ + 6 phút = 9 giờ 6 phút.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2
(4,5 điểm)
a) 2 điểm
 Thể tích của vật là:
V = 180 - 130 = 50(cm3) = 5.10-5 m3
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
FA = dnướcV = 104. 5.10-5 = 0,5 (N)
Trọng lượng của vật là:
P = FA + F = 0,5 + 2,9 = 3,4(N)
Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật là:
b) 2,5 điểm
Gọi V' là thể tích phần bị chìm khi nhúng vật vào thủy ngân.
Þ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
FA = V'.dthủy ngân = 136 000 V' (N)
Khi vật đứng yên thì FA = P
Þ 136 000 V' = 3,4
Þ V' =2,5.10-5 (m3)
Þ Thể tích phần vật bị chìm chiếm 50% thể tích của cả vật.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3
(4 điểm)
a) Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10.600 = 6000 (N)
Công có ích đưa vật lên cao 1,2m là
Vì giữa vật và mặt phẳng nghiêng không có ma sát nên công đưa vật lên theo mặt phẳng nghiêng cũng chính bằng 7200J
Lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi đó là:
b) Công toàn phần đưa vật lên theo mặt phẳng nghiêng là:
Công hao phí để thắng lực ma sát là:
Độ lớn của lực ma sát là:
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 4
(5,5 điểm)
a) 2.5 điểm
Gọi nhiệt độ của nước trong bình I sau khi cân bằng nhiệt là t'1 (0C)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có Q1 = Q3
Khối lượng nước trong bình I lúc này là: m = 1+ 2 = 3(kg) 
b) 3 điểm
Nếu đổ một nửa nước từ bình II sang bình I, sau khi cân bằng nhiệt, ta có:
Nếu đổ toàn bộ nước từ bình II sang bình I, sau khi cân bằng nhiệt, ta có:
Giải hệ phương trình (1)(2) ta được t2 = 200C, m2 = 1kg.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
Chú ý:
	+ Điểm toàn bài không làm tròn.
	+ Nếu học sinh làm cách khác nếu đúng cho điểm tối đa tương đương với biểu điểm.
	- Nếu sai đơn vị trừ điểm tối đa 0,5 điểm trong toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_vat_li_cao_duong.doc