KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 45 phút; ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Câu 1. Văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại gì? a/Truyền thuyết b/ Ngụ ngôn c/Truyền kỳ d/ Truyện cười Câu 2. Nỗi oan của Vũ Nương xuất phát từ yếu tố nào . a/Lời bé Đản b/Lời Trương Sinh c/Cái bóng d/Lời kể của Vũ Nương Câu 3. Truyện kiều chia làm mấy phần? a/ Hai b/ Ba c/ Bốn d/ Năm Câu 4. Đoạn trích: “Cảnh ngày xuân ” miêu tả về lễ hội gì? a/ Hội xuân b/ Hội mùa c/ Hội làng d/ Lễ hội tảo mộ Câu 5. Vũ Nương trở về với tâm nguyện là gì? a/ Minh oan b/ Thăm con c/Tạ tình tri ngộ d/ Thăm chồng Câu 6: Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” cho thấy thái độ gì của tác giả đối với xã hội phong kiến lúc bấy giờ? a/ Phản đối chế độ phong kiến bất công chà đạp lên quyền sống của con người. b/ Thương cảm với những gì mà Vũ Nương gặp phải trong cuộc sống. c/ Ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ nói chung. d/ Phản đối chiến tranh phi nghĩa. Câu 7. Thái độ Thúy Kiều trong đoạn trích : “Kiều báo ân, báo oán”. a/Đau xót b/Tức giận c/ Mỉa mai ,đe dọa d/ Buồn đau Câu 8. Em hiểu nỗi buồn của Thúy Kiều là biểu hiện nội tâm: a/Khổ đau b/ Tuyệt vọng c/Buồn lo d/ Tiếc nhớ II. TỰ LUẬN (8,0 ĐIỂM) Câu 1. Chép lại những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (1 đ) Câu 2. Đưa những yếu tố kì ảo vào câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả nhằm thể hiện điều gì? (3 đ) Câu 3. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua tám câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (4 đ) ----HẾT------- KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 45 phút; HƯỚNG DẪN CHẤM 1 I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) 1-C; 2-A ; 3-B ; 4-D ; 5- C ; 6- C ; 7- C ; 8- C . II. TỰ LUẬN( 8 ĐIỂM ) Câu 1. Chép đúng các câu thơ tả cảnh (thiếu hoặc sai 1 câu -0.25 đ ) Câu 2. Thể hiện tư tưởng nhân đạo (1.5 đ ) - Thề hiện khát vọng công lí, tự do ( 1.5 đ ) Câu 3. - Gía trị nội dung: (2 đ ) + Các cấp độ buồn qua biểu hiện cảnh vật + Lo sợ cho viễn cảnh tương lai mờ mịt - Gía trị Nghệ thuật : (2 đ ) + Nghệ thuật mượn cảnh gợi tình + Sử dụng điệp ngữ. * Lưu ý : Do đặc thù của bộ môn, GV có thể điều chỉnh mức độ trừ điểm các lỗi Cho phù hợp.
Tài liệu đính kèm: