Kiểm tra trắc nghiệm 1 tiết môn: Sinh học 12

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1291Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra trắc nghiệm 1 tiết môn: Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra trắc nghiệm 1 tiết môn: Sinh học 12
Họ, tên thí sinh:................................................
Lớp: .........
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: SINH HỌC 12
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ	B. Nhiệt độ môi trường
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác	D. Quan hệ cộng sinh
Câu 2: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:
A. điểm gây chết giới hạn trên.	B. điểm gây chết giới hạn dưới.
C. giới hạn chịu đựng .	D. điểm thuận lợi.
Câu 3: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A. diễn thế nguyên sinh	 B. biến đổi tiếp theo	C. diễn thế phân huỷ	 D. diễn thế thứ sinh
Câu 4: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.	B. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng	D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 5: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn
A. Tảo Ò chim bói cá Ò cá Ò giáp xác	B. Giáp xác Ò tảoÒ chim bói cáÒ cá
C. Tảo Ò giáp xác Òchim bói cá Ò cá	D. TảoÒ giáp xác Ò cá Òchim bói cá
Câu 6: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt
A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 7: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
Câu 8: Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã là do:
A. phân bố ngẫu nhiên, tiết kiệm không gian	B. trong quân xã có nhiều quần thể
C. nhu cầu không đồng đều giữa các quần thể	D. do sự phân bố các quần thể trong không gian
Câu 9: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:
A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình
D. động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
Câu 10: Bảo vệ đa dạng sinh học là
A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái
Câu 11: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,92%	B. 0,57%	C. 45,5%	D. 0,42%
Câu 12: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố
A. diện tích của quần xã.	B. thay đổi do hoạt động của con người.
C. thay đổi do các quá trình tự nhiên.	D. nhu cầu về nguồn sống.
Câu 13: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động nhiều năm.	B. biến động tuần trăng.
C. biến động không theo chu kì	D. biến động theo mùa
Câu 14: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. B. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
C. tận dụng nguồn sống thuận lợi.	D. giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 15: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
A. Kí sinh cùng loài. B. Quan hệ hỗ trợ. C. Cạnh tranh khác loài.	D. Cạnh tranh cùng loài.
Câu 16: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là:
A. càng giảm B. càng tăng
C. không thay đổi D. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
Câu 17: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
B. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể
C. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Câu 18: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ	
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ	
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ	
D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ
Câu 19: Cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 20C - 440C.
	 Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ 5,60C - 420C. Điều nào sau đây là đúng?
A. Cá chép phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ rộng hơn.
B. Cá chép phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi phân bố rộng hơn vì có giới hạn nhiệt độ dưới cao hơn.
D. Cá rô phi phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn nhiệt hẹp hơn.
Câu 20: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A. biến động theo chu kì mùa.	B. biến động theo chu kì nhiều năm.
C. biến động theo chu kì ngày đêm.	D. biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 21: Khoảng hời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
A.  tuổi sinh thái B.  tuổi trung bình C.  tuổi quần thể	D.  tuổi sinh lý
Câu 22: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,  là những ví dụ về:
A. hệ sinh thái trên cạn B. hệ sinh thái nước ngọt C. hệ sinh thái tự nhiên	D. hệ sinh thái nhân tạo
Câu 23: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:
A. phân hoá kiểu sinh sống.	B. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.
C. do nhiệt độ môi trường.	D. do tập tính đa thê.
Câu 24: Trong một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái tự nhiên, tổn hao năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liên tiếp thường khoảng :
A. 10%	B. 70%	C. 80%	D. 90%
Câu 25: Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường ngắn hơn 5 mắt xích.Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Chỉ có khoảng 10% năng lượng trong mắt xích có thể biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng tiếp theo
B. Mùa đông là quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp
C. Quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn
D. Sinh vật sản xuất tương đối là khó tiêu hoá

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_giua_ki_II.doc