Kiểm tra năng lực học kì 2 năm: 2015 – 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra năng lực học kì 2 năm: 2015 – 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra năng lực học kì 2 năm: 2015 – 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN HOÀI NHƠN KIỂM TRA NĂNG LỰC HK2
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Năm: 2015 – 2016 
 Môn: Vật lí 6
 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 I.Trắc nghiệm (2 điểm)
1.Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực?
a) Mặt phẳng nghiêng b) Đòn bẩy c) ròng rọc cố định d) ròng rọc động
2.Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?
a) Thể tích chất lỏng giảm b) Khối lượng chất lỏng thay đổi
c) Khối lượng riêng của chất lỏng tăng d) Nhiệt độ chất lỏng tăng
 3. Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ nào?
 a) Cân 	 b) Lực kế 	 c) Thước d) Nhiệt kế.
 4. Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có khoảng hở?
 a) Để tránh tai nạn xe lửa b) Để tàu dễ chạy c) Để tạo thẩm mĩ d) Để tàu chạy chậm
 II.Tự luận (8 điểm)
Theo kinh nghiệm người ta nói đựng nước nóng trong cốc thủy tinh dày rất dễ vỡ và nên đựng nước nóng trong cốc thủy tinh mỏng. Giải thích vì sao. (2 điểm)
Tại sao khi bỏ nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một chút rồi mới dâng lên vượt mức ban đầu.(3 điểm)
Nhiệt độ chất lỏng ban đầu là 40oC. Ta bắt đầu đun nóng chất lỏng và có bảng thay đổi nhiệt độ của chất lỏng khi bị đun nóng:
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ (oC)
40
60
75
86
93
100
100
100
Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất lỏng (2 điểm)
Có hiện tượng gì xảy ra ở phút 10, 12 và 14. Đây là chất gì?(1 điểm)
 ĐÁP ÁN 
I.Trắc nghiệm 
Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
d
d
a
 II.Tự luận
- Vì khi đựng nước nóng trong cốc thủy tinh dày, lớp thủy tinh bên trong nở ra trước (0,5 điểm)
- Lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp chịu ảnh hưởng của nước nóng làm nở ra nên bị lớp bên trong nở ra trước làm vỡ cốc (0,5 điểm)
- Còn dùng cốc mỏng đựng nước nóng thì cốc sẽ nở ra đồng thời nên không vỡ 
(1 điểm)
- Vì khi bỏ nhiệt kế vào nước nóng thì vỏ nhiệt kế tiếp xúc với nước nóng trước nên nở ra trước (1 điểm)
- Còn lượng chất lỏng chưa kịp bị nước nóng ảnh hưởng làm nở ra nên ta nhìn thấy giống như mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống (1 điểm)
- Sau một lúc lượng chất lỏng mới bị nước nóng làm nở ra dâng lên vượt mức ban đầu (1 điểm)
3. a) Học sinh tự vẽ đồ thị (2 điểm)
 b) - Ở phút 10, 12 và 14 chất lỏng sôi. (0,5 điểm)
 - Đây là nước vì nước sôi ở nhiệt độ 100oC (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_vat_li_hk2_lop_6.docx