MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN 8 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấpđộthấp Cấpđộcao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: văn -Nhớ rừng -Khi con tu hú -Đi đường -Hịch tướng sĩ -Bàn luận về phép học -Đi bộ ngao du -Thuế máu Nhận biết được tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt,nhânvật. Câu 1,2,4,6 Hiểu được ý nghĩa, nội dung, nghệ thuật của các vănbản Câu 10,11,12 Số câu Số điểm Tỉ lệ% 4 câu 1đ 10% 3 câu 0,75đ 7,5% 7 câu 1,75đ 17,5% Chủ đề 2: Tiếng việt -Câu cầu khiến -Câu cảm thán -Câu trần thuật -Hành động nói -Câu phủ định - Từ ngữ đp. Nhận biết các kiểu câu, từ địa phương. Câu 5,8 Nắm vững kiến thức của các đơn vị bài học Câu 3,7,9 Vận dụng lý thuyết để đặt câu. Câu 1. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 2 câu 0,5đ 5% 3 câu 0,75đ 7,5% 1 câu 1đ 10% 6 câu 2,25đ 22,5% Chủ đề 3: TLV -Văn nghị luận (có kết hợp miêu tả+biểu cảm) Viết bài văn Nl.c2 Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 câu 6đ 60% 1 câu 6đ 60% Số câu Số điểm Tỉ lệ% 6 câu 1,5đ 15% 6 câu 1,5đ 15% 1 câu 1đ 10% 1 câu 6đ 60% 10câu 1ođ 10o% PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT KIỂM TRA KÌ II TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 8 Thời gian: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: . . . . . Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm Chữ ký GK1 GK2 GT1 GT2 CHÚ Ý: HỌC SINH LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM TRÊN TỜ ĐỀ NÀY. I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn trước đáp án đúng. (3 điểm) ĐỀ A Câu 1. Nguyễn Thiếp thường được người đương thời kính trọng gọi là: A. Hải Thượng Lãn Ông B. La Sơn Phu Tử C. Trạng Trình D. Trạng Bùng Câu 2.Bài thơ “Nhớ rừng” là của ai? A. Tế Hanh B. Tố Hữu C. Thế Lữ D. Chế Lan Viên Câu 3: Hành động nói: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” . Là hành động nói nào? A. Hỏi B. Nêu ý kiến C. Khẳng định D. Trình bày Câu 4: ‘Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào khoảng thời gian nào? A. Sau cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai B. Trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai C. Trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba D. Sau cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba Câu 5: Câu văn “Tôi xin lỗi anh vì đã đến trễ” thuộc kiểu câu gì? A. Nghi vấn B. Cầu khiến C. Trần thuật D. Cảm thán Câu 6: Hịch là loại văn dùng để: Vua ban bố mệnh lệnh xuống cho nhân dân. Vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh. Vua chúa,thủ lĩnh trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người biết. Bề tôi dùng để gửi lên vua chúa trình bày sự việc, nêu ý kiến, đề nghị Câu 7: Trong các kiểu câu sau, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến trong giao tiếp? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến Câu 8: Với các từ địa phương: tui, choa, qua thì từ toàn dân có nghĩa là: A. Mày B. Tao C. Tôi D. Hắn Câu 9: Dòng nào sau đây không phải là chức năng của trật tự từ trong câu? A. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. B. Liên kết với những câu khác trong đoạn văn. C. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. D. Làm cho câu văn giàu sức biểu cảm. Câu 10: Nhan đề “Luận học pháp” có nghĩa là gì? A. Học pháp luật. B. Bàn luận về luật pháp. C. Học để bàn luận về pháp luật. D. Bàn luận về phép học. Câu 11: Giọng điệu tiêu biểu mà Nguyễn Aí Quốc sử dụng trong văn bản “Thuế máu” là ? A. Hóm hỉnh, vui đùa. B. Trào phúng, sắc sảo. C. Vừa đanh thép, vừa mỉa mai chua chát. D. Tố cáo gay gắt. Câu 12: Tác phẩm “Khi con tu hú” là một bài thơ: A. Tả cụ thể, sinh động cảnh ngoài tù. B. Thể hiện tình yêu cuộc sống và khao khát tự do. C. Thể hiện lòng căm thù giặc . D. Kể rõ việc tác giả ăn, uống, ngủ, nghỉ trong tù. PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT KIỂM TRA KÌ II TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 8 Thời gian: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: . . . . . Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm Chữ ký GK1 GK2 GT1 GT2 CHÚ Ý: HỌC SINH LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM TRÊN TỜ ĐỀ NÀY. I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn trước đáp án đúng. (3 điểm) ĐỀ B Câu 1: Trong các kiểu câu sau, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến trong giao tiếp? A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến Câu 2: Dòng nào sau đây không phải là chức năng của trật tự từ trong câu? A. Liên kết với những câu khác trong đoạn văn. B. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. C. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng D. Làm cho câu văn giàu sức biểu cảm. Câu 3: Giọng điệu tiêu biểu mà Nguyễn Aí Quốc sử dụng trong văn bản “Thuế máu” là ? A. Hóm hỉnh, vui đùa B. Vừa đanh thép, vừa mỉa mai chua chát C. Trào phúng, sắc sảo D. Tố cáo gay gắt Câu 4: ‘Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào khoảng thời gian nào? A. Trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai B. Sau cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai C. Trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba D. Sau cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba Câu 5: Hịch là loại văn dùng để: Vua ban bố mệnh lệnh xuống cho nhân dân. Vua chúa, tướng lĩnhdùng để cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh. Vua chúa, thủ lĩnh trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người biết. Bề tôi dùng để gửi lên vua chúa trình bày sự việc, nêu ý kiến, đề nghị Câu 6: Câu văn “Tôi xin lỗi anh vì đã đến trễ” thuộc kiểu câu gì? A. Nghi vấn B. Cầu khiến C. Trần thuật D. Cảm thán Câu 7. Nguyễn Thiếp thường được người đương thời kính trọng gọi là: A. Trạng Trình B. Trạng Bùng C. Hải Thượng Lãn Ông D. La Sơn Phu Tử Câu 8: Nhan đề “Luận học pháp” có nghĩa là gì? A. Học pháp luật. B. Bàn luận về luật pháp. C. Học để bàn luận về pháp luật. D. Bàn luận về phép học. Câu 9: Với các từ địa phương: tui, choa, qua thì từ toàn dân có nghĩa là: A. Mày B. Tao C. Tôi D. Hắn Câu 10: Bài thơ “Nhớ rừng” là của ai? A. Tế Hanh B. Tố Hữu C. Thế Lữ D. Chế Lan Viên Câu 11: Hành động nói: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” . Là hành động nói nào? A. Hỏi B. Nêu ý kiến C. Khẳng định D. Trình bày Câu 12: Tác phẩm “Khi con tu hú” là một bài thơ: A. Tả cụ thể, sinh động cảnh ngoài tù. B. Thể hiện tình yêu cuộc sống và khao khát tự do. C. Thể hiện lòng căm thù giặc. D. Kể rõ việc tác giả ăn, uống, ngủ, nghỉ trong tù. PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT KIỂM TRA KÌ II TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 8 Thời gian: 75 phút (không kể thời gian giao đề) II. TỰ LUẬN: Dùng chung cho cả hai đề A và B (7 điểm) Câu 1. Câu hỏi giáo khoa: (1điểm) a. Đặt một câu nghi vấn? b. Đặt một câu cảm thán? Câu 2. Làm văn : (6điểm) Hãy làm sáng tỏ vấn đề sau: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. PHÒNG GD&ĐT PHAN THIẾT KIỂM TRA KÌ II TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 8 Thời gian: 75 phút (không kể thời gian giao đề) II. TỰ LUẬN: Dùng chung cho cả hai đề A và B (7 điểm) Câu 1. Câu hỏi giáo khoa: (1điểm) a. Đặt một câu nghi vấn? b. Đặt một câu cảm thán? Câu 2. Làm văn : (6điểm) Hãy làm sáng tỏ vấn đề sau: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2013-2014 MÔN :NGỮ VĂN-LỚP 8 I.TRẮC NGHIỆM. (3 điểm), (mỗi câu đúng=0,25 điểm) ĐỀ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B C C B C B A C A D C B ĐỀ B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C C B A B C D D C C C B II. TỰ LUẬN .(7 điểm) Câu 1.(1 điểm) Đặt được câu đúng được 0.5đ. b. Đặt được câu đúng được 0.5đ. Câu 2.(6điểm) Yêu cầu: -Nội dung: Bài viết đề cập đến vấn đề sự bổ ích của chuyến tham quan, du lịch. Tham quan,du lịch mang lại nhiều sự bổ ích: kiến thức, tình cảm, sức khỏe. Kiến thức: +Hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn, sinh động hơn những điều được học trong nhà trường. +Đưa lại nhiều bài học mới, kinh nghiệm mới không có trong sách vở. Tình cảm: +Tìm thêm nhiều niềm vui mới cho bản thân. +Thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sức khỏe: +Có thể làm ta khỏe mạnh, có sức chịu đựng dẻo dai và bền bỉ hơn. (Dẫn chứng đầy đủ, lí lẽ hợp lí) -Hình thức: +Hs viết được một văn bản nghị luận chứng minh. +Bố cục bài viết rõ ràng, hợp lý. +Diễn đạt mạch lạc, trong sáng. +Ít phạm lỗi chính tả, dùng từ đặt câu Biểu điểm: +Điểm 5-6: bài viết đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. +Điểm 3-4: bài viết cơ bản đáp ứng được các yêu càu nêu trên nhưng chưa sâu sắc và chặt chẽ về nội dung và cách lập luận. +Điểm 1-2: bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý. Hs phạm lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. +Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: