Kiểm tra khảo sát các định luật biến thiên vật lý 10

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra khảo sát các định luật biến thiên vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra khảo sát các định luật biến thiên vật lý 10
KIỂM TRA KHẢO SÁT CÁC ĐLBT
VẬT LÝ 10 NC
Bài 1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05. Lấy g = 10ms-2.
	1 Tính động lượng của ô tô sau 10giây.
	2. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó.
	3. Tìm công của lực phát động (lực kéo) và lực ma sát thực hiện trong khoảng thời gian đó.
	4. Tính công suất trung bình của lực kéo trong 10s và cong suất tức thời lúc t=10s.
.
...
Bài 2: Một viên đạn có khối lượng m = 4kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 200m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay thẳng dứng lên trên với vận tốc 300m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo hướng nào, với vận tốc là bao nhiêu?
.
..
Bài 3: Từ độ cao 15 m so với mặt đất, ném một vật có m=400g lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-1.
	1.Tính cơ năng của vật ; xác định độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
	2. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
	3. Sau khi chạm đất thì vật lún vào đất 10cm.Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vât.
	4.Thực tế khi chạm đất vật có vận tốc chỉ bằng 90% khi không có lực cản của không khí.Tính lực 
 cản của không khí tác dụng lên vât.
.
.
Bài 4: Một vật m=500g trượt không vận tốc đầu xuống mặt phẳng nghiêng không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m và nghiêng góc so với mặt phẳng nằm ngang. Khi tới chân mặt phẳng nghiêng nó va chạm mềm với vật m’=3m.Lấy g = 10m/s2.
1.Tính nhiệt luộng tỏa ra khi va chạm.
2.Sau đó hệ hai vật chuyển động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát 0,1 .Tính quãng đường hệ 
hai vật đi được cho đến khi dùng lại.
.
.
Bài 5: Quả cầu khối lượng M = 1kg treo ở đầu một sợi dây mảnh nhẹ chiều dài l = 1,5m. Một quả cầu khối lượng m = 100g bay theo phương ngang với v = 25m/s đến va chạm mềm với M. Lấy g = 10m/s2. 
1.Tính góc lệch lớn nhất mà dây treo hợp với phương thẳng đứng sau khi xảy ra va chạm.
2.Sau đó hệ hai vật dao động quanh vị trí cân bằng O.Tính lực căng dây và vận tốc cực đại của hệ hai vật. 
.
...
Bài 6: Cho một con lắc lò xo nằm ngang trên mặt phăng ngang không ma sát.Biết lò xo có chiều dài tự nhiên 40cm,quả nặng m=1kg. Khi nén một lực F=10N vào lò xo theo phương của lò xo, ta thấy nó còn chiều dài 30cm.
 	1. Tìm độ cứng của lò xo và cơ năng của con lắc lò xo khi đó.
 	2. Thả quả nặng ra.Tính vận tốc quả nặng khi nó đi qua vị trí cân bằng.
	3. Khi tới vị trí cân bằng thì quả nặng va chạm mềm với vật m’=3m.Tìm chiều dài cực đại lò xo 
	sau đó.
...
.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHAO_SAT_CAC_DLBT.doc