Kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 11 CB (Đề 3)

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1135Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 11 CB (Đề 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 11 CB (Đề 3)
SỞ GD&ĐT THAI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
Mã đề: 003
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: SINH HỌC 11 _CB
Thời gian làm bài: 45 phút
A/. PHẦN TRẮC NHIỆM. ( 7 ĐIỂM)
Câu 1/. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hình thức sinh sản vô tính?
A. Không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái . 
B. Tạo ra nhiều biến dị mới. 
C. Con cái giống nhau và giống dạng ban đầu. 
D. Dựa trên cơ chế phân bào nguyên phân. 
Câu 2/.Sau thụ tinh ,nhân tam bội sẽ phát triển thành :
 A. hạt B.phôi C.quả D.nội nhũ 
Câu 3/.Cua bị gãy càng ,càng mọc lại ,đây là hình thức gì:
A.Nảy chồi B.Phân mảnh 
C.Tái sinh bộ phận D.Trinh sản 
Câu 4/. Thụ phấn là quá trình:
A. Vận chuyển hạt phân từ nhị đến núm nhụy
C. Hợp nhất nhân của 2 loại giao tử đực và cái
B. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhị
D. Nảy mầm của ống phấn
Câu 5/.Sinh sản bằng hình thức nảy chồi gặp ở động vật nào :
 A.Giun giẹp,bọt biển 	 B.Động vật nguyên sinh
 C.Ong, kiến ,rệp 	 D.Ruột khoang ,bọt biển 
Câu 6/. Hạt được hình thành từ:
A. Bầu nhụy
B. Bầu nhị
C. Nội nhũ
D. Noãn đã được thụ tinh
Câu 7/. Qủa được hình thành từ:
A. Bầu nhụy
B. Noãn đã được thụ tinh
C. Noãn không thụ tinh
D. Bầu nhị
Câu 8/. Ở lúa (2n = 24), một tế bào trong bao phấn giảm phân để tạo ra các tiểu bào tử. Số nhiễm sắc thể trong tất cả các tiẻu bào tử là:
A. 24 B. 12 
C. 48 D. 36 
Câu 9/. Kích thích sự sinh trưởng, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nhờ Hoocmon: 
A.Hooc môn sinh trưởng B.Tyroxin 
C.Ơstrogen ,Testosteron D.Testosteron
Câu 10/.Động vật nào là động vật lưỡng tính :
A.Thằn lằn	 B. ếch nhái 
 C.Cá 	 D.Giun đất 
Câu 11/ .Động vật nào phát triển không qua biến thái :
 A.Cá sấu B.Gián C.Ruồi D.Cào cào 
Câu 12/. Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm:
A. Phải qua 2 lần lột xác
C. Con non gần giống con trưởng thành
B. Phải qua 3 lần lột xác
D. Con non giống con trưởng thành
Câu 13/. Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là:
A. Số lượng cá thể con được tạo ra nhiều.
B. Tạo nhiều biến dị là cơ sở cho tính đa dạng và tiềm năng thích nghi.
C. Cơ thể con không phụ thuộc nhiều vào cơ thể mẹ.
D. Có nhiều cá thể tham gia vào cơ chế sinh sản.
Câu 14/. Ưu thế nổi trội của hình thức sinh sản vô tính là:
A. Các cá thể luôn thích nghi cao độ với môi trường sống ổn định.
B. Có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. 
C. Có sự tái tạo vật chất di truyền của giao tử đực và cái.
D. Có tính đa dạng cao.
Câu 15/. Hoocmôn nào dưới đây có liên quan chủ yếu đến sự biến thái từ nòng nọc thành ếch?
A. Sinh trưởng
B. Ơstrôgen
C. Tirôxin
D. Testostêrôn
Câu 16/.Ở động vật và người bị còi xương, chậm lớn là do thiếu:
A. Vitamin A	 B. Vitamin B	 
C. Vitamin D D. Vitamin C 
Câu 17/.Ơstrôgen được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp.    	 B. Tinh hoàn 
C. Tuyến yên.        D. Buồng trứng.    
Câu 18/. Thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn nào?
A. Juvenin. B. Tirôxin. 
 C. Sinh trưởng. D. Ecđixơn.
Câu 19/. Ở người, dấu hiệu nào có thể liên quan tới việc tiết hoocmôn sinh trưởng quá ít ở giai đoạn chưa trưởng thành (trẻ em)?
A. Mất bản năng sinh dục.
B. Trở thành người khổng lô.
C. Trở thành người bé nhỏ
D. Não ít nếp nhăn.
Câu 20/. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. điều kiện hoá đáp ứng; B. điều kiện hoá hành động; C. học khôn: D. học ngầm;
Câu 21/.Khi di cư, chim và cá định hướng bằng cách nào:
A. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày; 
B. Động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy;
C. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu;
D. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, mặt trăng, sao, địa hình;
B/. PHẦN TỰ LUẬN.( 3 ĐIỂM).
Câu 1. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? ứng dụng trong đời sống và sản xuất?(2 điểm ) 
Câu 2.Hiện tượng mang thai , đẻ con ở thú có đặc điểm gì tiến hóa hơn hiện tượng đẻ trứng và hiện tượng đẻ con ở động vật bậc thấp ?(1điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • dockt_1_tiet_hk22016de_3.doc