Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Phú Nhuận Trường THCS Đào Duy Anh KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2014 - 2015 Môn: Văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (1 điểm) Trình bày điểm giống và khác nhau giữa truyện Ngụ ngôn và truyện Cười ? Câu 2: (1 điểm) Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau thuộc từ loại gì? được dùng với ý nghĩa như thế nào? Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. (Tố Hữu) Câu 3: (3 điểm) Viết đoạn văn ngắn (năm đến bảy câu) với nội dung về tình cảm gia đình trong đó có sử dụng một danh từ, một cụm danh từ? Câu 4: ( 5 điểm) Hãy tưởng tượng em được gặp nhân vật mà em yêu thích trong truyện truyền thuyết . Kể lại cuộc gặp gỡ ấy . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (1 điểm) a.(0.5 điểm) Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười ( 0.5 đ) b.(0.5 điểm) Khác nhau: * Ngụ ngôn ( 0.25 đ) Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. * Cười ( 0,25đ ) Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta đến cái tốt đẹp. Câu 2: (1 điểm) . Các từ in đậm: trăm, ngàn, muôn thuộc từ loại là lượng từ (0,5đ), các từ đều được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều, không đếm xuể. (0,5đ), Câu 3: (3 điểm) Viết đúng số câu yêu cầu, (0,5đ), đúng nội dung (0,5đ), có sử dụng danh từ (0,5đ), cụm danh từ (0,5đ) Câu 4: ( 5 điểm) + Mở bài : ( 1 điểm ) Giới thiệu được tên nhân vật – tên truyện truyền thuyết . Nêu lí do vì sao em yêu thích + Thân bài : ( 3 điểm ) Diễn biến cuộc gặp gỡ . Cuộc trò chuyện về đề tài gì Em học tập được điều gì từ cuộc gặp gỡ này? + Kết bài : ( 1 điểm ) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật mà em yêu thích Biểu điểm : Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài. Điểm 4 –5 : Thực hiện tốt đảm bảo yêu cầu của đề bài. Điểm 3 : Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài. Điểm 1 – 2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài. Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc làm lạc đề
Tài liệu đính kèm: