Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý lớp 8 thời gian : 60 phút ( không kể phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý lớp 8 thời gian : 60 phút ( không kể phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý lớp 8 thời gian : 60 phút ( không kể phát đề)
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN VĨNH Kiểm tra HK II 
 Năm học : 2015-2016
 Môn vật lý lớp 8
Ma trận đề
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cơ học
1. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. 
2. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
Số câu
C1.1
C2.2
C2.3
C1,C2.4
C1.13
5
Số điểm
1,5đ
1,5đ
( 15%)
Nhiệt học
3. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
4. Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
5. Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
6. Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt
7. Giải thích đươc hiện tượng khuếch tán.
8. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
9. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
10. Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn
11. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách, khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 
12. Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.Vận dụng công thức Q = m.c.Dt
13. Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu
C3. 5
C3. 6
C4. 9
C5. 10
C6. 11
C7. 7
C8. 8
C10.12
C7.14
C9.16
C7.15
C10. 17
C11.18
C12,13. 19
14
Số điểm
1,25
2,25đ
1,5 đ
3,5 đ
8,5 đ
(85%)
Tổng số câu
10
6
1
2
19
Tổng số điểm
2,75 đ
(27,5%)
2,25 đ
(22,5%)
1,5 đ
(15%)
3,5 đ
(35%)
10 đ
( 100%)
PHÒNG GD&ĐT VŨNG LIÊM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN VĨNH MÔN : VẬT LÝ LỚP 8 
 Thời gian : 60 phút ( Không kể phát đề)
Điểm TN
Điểm TL
Tổng điểm
Lời phê của GV
I. Chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái A, B, C ở đầu mỗi câu (3đ)
 Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:
A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.
C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. .
Câu 2. Trong các vật sau vật nào có động năng?
A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe.
Câu 3. Trong các vật sau vật nào không có động năng:
A. Hòn bi lăn trên mặt đất. 
B. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.
C. quả bóng đang bay trên cao. 
D. Con chim đậu trên cành cây.
Câu 4. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng?
A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân.
C.Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động hổn độn không ngừng.. 
B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. 
C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách. 
 D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 6. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:
A. chuyển động không ngừng. 
B. chuyển động nhanh lên.
C. chuyển động chậm lại. 
D. chuyển động theo một hướng nhất định
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán?
A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt.
C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống. 
Câu 8. Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đấy là đúng:
A. Khối lượng của vật tăng . B. Thể tích của vật giảm.
C. Nhiệt năng của vật tăng. D. Trọng lượng của vật tăng.
Câu 9. Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến hai vật, nhiệt năng được truyền từ vật có:
A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. 
B.Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.
C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. 
D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Câu 10. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất nào?
A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng.
C. Ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở chất rắn.
Câu 11. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
A. Sự đun nước trong ấm. 
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng.
D.Sự truyền nhiệt đầu thanh kim loại đến đầu kia.
Câu 12. Người ta thả ba thỏi đồng, chì, thép có khối lượng bằng nhau vào một chậu đựng nước nóng. Khi cân bằng nhiệt, hãy so sánh nhiệt độ của ba vật trên là:
A. Nhiệt độ của chì cao nhất, thép thấp nhất. 
B. Nhiệt độ của thép cao nhất, chì thấp nhất.
C. Nhiệt độ của đồng cao nhất, thép thấp nhất. 
D. Nhiệt độ của ba thỏi đồng, chì, thép bằng nhau.
II. Tự luận:
Câu 13. Điền từ thích hợp vào chổ trống: ( 2đ)
a. Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào(1).............................và(2)..............................của vật.
b. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất(3)...................................vào nhau do chuyển động không ngừng của các.(4)...................................
c. Nhiệt độ của vật. (5)......................................... ..thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật (6)...............................càng nhanh .
d. Nhiệt lượng là(7) . mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình (8). (Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm)
Câu 14. (1,5 đ)
 	Nêu nguyên lý truyền nhiệt khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau?
Câu 5. (1,5 đ)
Giải thích tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước dù không khuấy cũng chỉ một thời gian ngắn thì toàn bộ nước trong cốc đều có màu mực? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao? 
 Câu 6. (2,0 đ)
Một miếng đồng có khối lượng 0,6 kg, được nung nóng đến 100 0C rồi thả vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30 0C. Coi đồng và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước 4200 J/kg.K. Tính:
	a/ Nhiệt lượng của nước thu vào?
	b/ Nước nóng thêm bao nhiêu độ? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A . Trắc nghiệm khách quan :
 I. Chọn câu đúng nhất : ( 3đ) Mỗi câu đúng 0,25đ
1A
2A
3D
4D
5B
6B
7C
8C
9D
10C
11B
12D
 II. Tự luận :
Câu 13 : Điền từ thích hợp vào chổ trống: ( 2đ) Mỗi từ đúng 0,25 đ
 	a. (1) độ cao ; (2) khối lượng
	b. (3) tự hòa lẫn ; (4) phân tử
	c. (5) càng cao ; (6) chuyển động
	d. (7) phần nhiệt năng ; (8) truyền nhiệt
Câu 14: (1,5đ) 
 Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : 
 	 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. (0,5đ)
 	 + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. (0,5đ)
 	 + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. (0,5đ)
Câu15 : (1,5đ)
	- Vì giữa các phân tử nước và giữa các phân tử mực đều có khoảng cách, và do các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng nên các phân tử mực có thể xen vào khoảng cách các phân tử nước và ngược lại. (1đ)
- Khi tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn. Vì khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. (0,5 đ)
Câu 16: ( 2,0 đ)
	Tính được: 
 - Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra
	 Q1 = m1. c1. t0 = 0,6 kg. 380 J/kg.K. 70 0C= 15 960 J ( 0,5đ)
 - Khi cân bằng nhiệt, nhiệt lượng của nước thu vào bằng nhiệt lượng của đồng tỏa ra.( 0, 25đ) 
 Q2 = Q1 = 15 960 J ( 0,25 đ)
 - Nhiệt độ của nước tăng thêm là:
	 Q2 = m2. c2. t0 ( 0,25đ)
 (0,5đ)
 - tóm tắt đề bài, đổi đúng đơn vị 0,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HKII VL8-16.doc