Kiểm tra học kì II môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút năm học: 2015 – 2016

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút năm học: 2015 – 2016
Trường THCS Thanh Thùy KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Vật lí 8 
Lớp: . . . . . . . . Thời gian: 45 phút 
 Năm học: 2015 – 2016 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài: 
I. TRẮC NGHIỆM (2đ)
Câu 1: Một con ngựa kéo một cái xe với lực không đổi bằng 120N, đi liền một mạch trong 2h, với vận tốc trung bình 15km/h. Công suất của con ngựa là:
A. 500 W B. 250 W C. 300 W D. 150 W
Câu 2: Các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao chuyển động không ngừng về mọi phía là do:
A. Gió thổi
B. Mặt nước xáo động
C. Các hạt phấn hoa tự chuyển động
D. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía.
Câu 3: Phải pha mấy lít nước sôi vào 19,5 lít nước nguội ở 15℃ để được nước ấm có nhiệt độ là 35℃
A. 9 lít B. 6 lít C. 5 lít D. 3 lít
Câu 4: Khi nào một vật có cơ năng
A. Khi vật đang đứng yên
B. Khi vật có khối lượng
C. Khi vật có khả năng thực hiện công cơ học
D. Khi vật đang nằm trên mặt đất
II. TỰ LUẬN (8đ)
Câu 5: (2đ) Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng và giải thích các đại lượng có trong công thức.
Câu 6: (3đ) Người ta dùng một ấm nhôm có khối lượng 1,5 kg để đun sôi 2 lít nước ở 30℃. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên.
Biết nước sôi ở 100℃, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgk; nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kgk
Câu 7: (3đ) Trình bày 3 hình thức truyền nhiệt mà em đã học ? Cho ví dụ ?
Bài làm:	
Trường THCS Thanh Thùy HƯỚNG DẪN CHẤM 
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Vật lí 8 
 Thời gian: 45 phút 
 Năm học: 2015 – 2016 
I. TRẮC NGHIỆM (2đ)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
D
B
C
II. TỰ LUẬN (8đ)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 5
 (2đ)
a. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. kí hiệu Q.
- Đơn vị : Jun (J), kilộjun (kJ)
 1 kJ = 1000J
b.
 Công thức tính nhiệt lượng:
 Q = m.c.∆t
Trong đó
 m: khối lượng của vật (kg)
 ∆t: độ tăng nhiệt độ của vật (0C)
 c: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
 Q: nhiệt lượng thu vào của vật (J)
1đ
1đ
Câu 6:
 (3đ)
- Tóm tắt:
m1 = 1,5 kg
c1 = 880 J/kgk
m2 = 2 kg
c2 = 4200 J/kgk
t1 = t2 = 30℃
t = 100℃
Q = ?
Lời giải:
- Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là:
Q1 = m1.c1. (t – t1) 
 = 1,5.880.(100 – 30) = 92 400 (J)
- Nhiệt lượng nước thu vào là:
Q2 = m2.c2. (t – t2)
 = 2.4200.(100 – 30) = 588 000 (J)
- Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước là:
 Q = Q1 + Q2 = 92 400 + 588 000 = 680 400 (J)
1đ
1đ
1đ
Câu 7:
 (3đ)
* Sự dẫn nhiệt:
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
- VD: 
* Đối lưu:
- Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- VD: 
* Bức xạ nhiệt:
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- VD: 
1đ
1đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxKiem_tra_HKII_Vat_li_8.docx