Họ tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp MÔN SINH HỌC 9 A. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: (4,5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn? A. Lúa Chuột Mèo Diều hâu. B. Lúa Cào cào Ếch Diều hâu. C. Lúa Chuột Rắn Diều hâu. D. Lúa Rắn Chim Diều hâu. Câu 2. Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là: A. tháp sinh thái. B. bậc dinh dưỡng. C. lưới thức ăn. D. chuỗi thức ăn. Câu 3. Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên sinh vật D. Tài nguyên trí tuệ con người Câu 4. Trong các đặc điểm của quần thể đặc điểm nào quan trọng nhất? A. Mật độ B. Sức sinh sản C. Thành phần nhóm tuổi D. Tỉ lệ đực, cái Câu 5. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất? A. Vi khuẩn lam B. Rong đuôi chó C. Nấm rơm D. Cỏ mần trầu Câu 6. Biện pháp nào là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải B. Sử dụng, quản lí tốt thuốc bảo vệ thực vật C. Trồng nhiều cây xanh D. Giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người bảo vệ môi trường Câu 7. Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường tích tụ ở đâu? A. Đất, nước B. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật C. Nước, không khí D. Không khí, đất Câu 8. Năng lượng vĩnh cửu gồm những dạng năng lượng nào sau đây? A. Bức xạ mặt trời, dầu lửa B. Năng lượng gió, năng lượng than đá C. Bức xạ mặt trời, năng lượng gió D. Năng lượng thủy triều, khí đốt Câu 9: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ ký sinh: A. Dây tơ hồng sống bám trên cây bụi. B.Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần cây họ đậu. C.Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối. D. Chim sáo bám trên lưng trâu Câu 10: Trong điều kiện nguồn thức ăn bị cạn kiệt các sinh vật khác loài sẽ xảy ra mối quan hệ nào sau đây ? A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hội sinh C. Quan hệ đối địch D. Kí sinh nửa kí sinh. Câu 11:(1điểm): Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau: Nhóm động vật (A) Đặc điểm (B) Kết quả (C) 1/Nhóm động vật sống ở vùng nóng 2/Nhóm động vật sống ở vùng lạnh a. Hoạt động về ban ngày trong mùa hè, ngủ trong mùa đông. b. Cơ thể có màu lông trắng. c. Hoạt động vào ban đêm, có khả năng đi xa, chui rúc vào sâu trong cát. d. Cơ thể có màu lông nhạt, giống màu cát. e. Hoạt động linh hoạt cả ngày lẫn đêm. 1/. 2/ . Câu 12 (1 điểm): Sắp xếp các sinh vật sau vào nhóm động vật hằng nhiệt và biến nhiệt: Bồ câu, cá sấu, ếch, chó sói, lươn, cá voi, cá rô phi, dơi. a. Động vật hằng nhiệt: b. Động vật biến nhiệt: .. B. Câu hỏi tự luận: (5,5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái? Câu 2. (1,5 điểm) Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? Câu 3. (2,0 điểm) Một quần xã sinh vật có các loài sau: Hươu, mèo rừng, thỏ, cáo, cỏ, hổ, vi khuẩn, gà rừng. a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên b. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên và xác định mắc xích chung (trừ cỏ và vi khuẩn) Họ tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp MÔN SINH HỌC 9 A.Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: (4,5 điểm) Khoanh vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Để góp phần bảo vệ môi trường tự hiên, cần xóa bỏ hành vi nào sau đây? A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng B. Xử lí rác thải và không ném rác bữa bãi ra môi trường C. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên D. Du canh, du cư Câu 2: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu là: A. Khai thác khoáng sản B. Săn bắt động vật hoang dã C. Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt D. Chăn nuôi gia súc Câu 3: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong nông nghiệp có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường? 1. Bón phân hữu cơ 2. Dùng thiên địch 3. Dùng thuốc bảo vệ thực vật vừa phải 4. Bón phân vi sinh Phương án đúng là: A. 2, 4 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4 Câu 4: Nguồn gốc tạo ra các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường sống là do: A. Khí thải do đốt cháy nhiên liệu B. Các chất thải từ sinh vật như: phân, xác chết động vật bị phân hủy C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân D. Các chất thải rắn: bao bì nhựa, cao su Câu 5: Vai trò quan trọng của ánh sáng đối với động vật là: A. Tiêu hóa B. Quang hợp C. Định hướng trong không gian D. Hô hấp Câu 6. Cho các sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn. Có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau đây? A.Cỏ à châu chấu à gà à trăn à vi khuẩn B. Cỏ à trăn à châu chấu à vi khuẩn à gà C.Cỏ à châu chấu à trăn à gà à vi khuẩn D. Cỏ à châu chấu à vi khuẩn à gà à trăn Câu 7: Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó cả 2 bên cùng có lợi, là mối quan hệ gì? A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác Câu 8: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là: A. Giới hạn sinh thái B. Khoảng thuận lợi C. Khoảng chống chịu D. Khoảng gây chết Câu 9: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ hồ. B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Cây trong vườn. Câu 10: Một trong những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và xuất hiện nhiều thiên tai là do: A.Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng B. Nguồn sống trong hệ sinh thái ngày càng cạn kiệt C.Lượng nước trong khí quyển ngày càng khan hiếm D. Lượng khí ôxi trong khí quyển ngày càng ít đi Câu 11:(1điểm):Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau: Nhóm động vật (A) Đặc điểm (B) Kết quả (C) 1/Nhóm động vật ưa sáng 2/Nhóm động vật ưa tối a. Hoạt động vào ban đêm, sống trong đất, trong hang, ở đáy biển sâu. b. Hoạt động vào ban ngày. c. Hoạt động linh hoạt cả ngày lẫn đêm. d. Cơ thể có màu sắc sặc sỡ, cơ quan tiếp nhận ánh sáng rất phát triển. e. Thị giác kém phát triển, có khi tiêu giảm. 1/. 2/ . Câu 12 (1 điểm): Sắp xếp các sinh vật sau vào nhóm động vật hằng nhiệt và biến nhiệt: gà rừng, cá thu, rắn, lợn, khỉ, thằn lằn, cá ngựa, chuột đồng. a. Động vật hằng nhiệt: b. Động vật biến nhiệt: .. B. Câu hỏi tự luận: (5,5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Môi trường sống là gì? Các loại môi trường sống của sinh vật? Câu 2. (1,5 điểm) Nêu sự khác nhau giữa quần thể và quần xã? Cho 1 ví dụ về quần thể và 1 ví dụ về quần xã? Câu 3 ( 2,0 điểm) Một quần xã sinh vật có các loài sau: dê, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật, thỏ, cỏ, mèo rừng, sâu hại thực vật: a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên? b. Nếu các loài sinh vật trên là 1 quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên và xác định mắc xích chung (trừ cỏ và vi sinh vật)
Tài liệu đính kèm: