Họ tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp MÔN SINH HỌC 12 Khoanh vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Môi trường sinh vật là nơi sống của các sinh vật A. bậc cao và bậc thấp. B. tự dưỡng và dị dưỡng C. kí sinh và cộng sinh. D. đơn bào và đa bào. Câu 2: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là A. Phân bố thẳng đứng. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều. Câu 3: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn tới A. mất cân bằng sinh học. B. sự tiến hóa của sinh vật. C. suy giảm đa dạng sinh học. D. giảm nguồn lợi khai thác. Câu 4: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 5: Trong một ao nuôi cá, người ta có thể thả nuôi kết hợp nhiều loài cá như mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trôi, chép,vì A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh nhau. B. các loài cá trong ao luôn hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. C. chúng tận dụng được tối đa nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. chúng tận dụng được tối đa nguồn thức ăn là động vật nổi và tảo. Câu 6: Các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể A. không phụ thuộc mật độ quần thể. B. phụ thuộc mật độ quần thể. C. phụ thuộc vào số lượng kẻ thù ăn thịt. D. phụ thuộc vào sự phát tán cá thể. Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng với nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái? A. cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. B. quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã. C. tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. D. hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Câu 8: Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau. Đây là biểu hiện của mối quan hệ A. hội sinh. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài? A. Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá. B. Các cây thông nhựa liền rễ nhau. C. Phong lan sống bám trên cây gỗ. D. Chó rừng săn mồi thành từng đàn. Câu 10: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh phân biệt nhau chủ yếu dựa vào A. môi trường khởi đầu diễn thế. B. kết quả của diễn thế. C. nguyên nhân gây ra diễn thế. D. các giai đoạn của diễn thế. Câu 11: Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới đời sống sinh vật là A. địa hình. B. khí hậu. C. thổ nhưỡng. D. ánh sáng. Câu 12: Ý nghĩa sinh thái của tỉ lệ giới tính là A. Đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. B. Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật một cách hiệu quả. C. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Câu 13: Một quần thể với cấu trúc gồm 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi đang sinh sản. D. nhóm tuổi đang sinh sản. Câu 14: Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài không nhằm đảm bảo cho quần thể A. khai thác được tối ưu nguồn sống trong môi trường. B. tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian. C. có số lượng cá thể duy trì ở mức độ phù hợp. D. tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 15: Những loài nào sau đây có số lượng con cái luôn nhiều hơn con đực trong đàn? A. Gà, hươu, nai. B. Chó, thỏ, bò. C. Lợn, dê, bồ câu. D. Hổ, sư tử, cáo. Câu 16: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua A. khả năng sinh sản. B. sự phát tán cá thể. C. khả năng sống sót. D. hiệu quả nhóm. Câu 17: Hầu hết các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 200C – 300C. Khoảng giá trị này được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng chống chịu. C. không gian sinh thái. D. khoảng thuận lợi. Câu 18: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào? A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. Câu 19: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là A. thời gian sinh ra một cá thể đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái. B. thời gian từ khi sinh ra một cá thể đến khi chết vì già. C. thời gian sống của một cá thể từ khi sinh ra đến khi sinh sản. D. thời gian sống bình quân của các cá thể trong quần thể. Câu 20: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. không gian sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. sinh cảnh. D. môi trường. Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về kích thước quần thể? A. Kích thước quần thể là số cá thể trên một đơn vị diện tích. B. Kích thước quần thể là tổng số cá thể trong quần thể. C. Kích thước quần thể là số cá thể ít nhất trong quần thể. D. Kích thước quần thể là số cá thể nhiều nhất trong quần thể. Câu 22: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (3), (4), (2). B. (1), (2), (4), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (4), (3), (2). Câu 23: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Điều chỉnh số lượng cá thể trong quẩn thể. B. Giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. D. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau để chống chọi lại môi trường bất lợi. Câu 24: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng loài A giảm chút ít, còn số lượng loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ A. ức chế-cảm nhiễm. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 25: Nơi sống của phần lớn các loài sinh vật trên Trái đất là A. môi trường sinh vật. B. môi trường đất. C. môi trường trên cạn. D. môi trường nước. Câu 26: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là do A. cạnh tranh khác loài. B. nơi ở chật chội. C. thức ăn khan hiếm. D. môi trường ô nhiễm. Câu 27: Mối quan hệ giữa các loài nào sau đây là quan hệ cạnh tranh ? A. tơ hồng và các cây thân gỗ. B. trùng roi sống trong ruột mối. C. lúa và cỏ dại trên đồng ruộng. D. giun đũa sống trong ruột lợn. Câu 28: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hỗ trợ. D. cộng sinh. Câu 29: Tập hợp các cá thể nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. các con mối trong tổ mối. B. các con ngựa trong đàn. C. các con kiến trong tổ kiến. D. các con cá sống trong ao. Câu 30: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? A. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao. B. Số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét. C. Số lượng sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè có thời tiết ấm áp. D. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Họ tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp MÔN SINH HỌC 12 Khoanh vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1. Cần thiết cho sự tồn tại và có lợi cho cả hai bên là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 2. Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào? A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh. B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp. C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt. D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp. Câu 3. Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên A. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định B. hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái C. tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ D. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. Câu 4. Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào? A. Ký sinh B. Sự cố bất thường. C. Thay đổi các nhân tố sinh thái D. tác động con người Câu 5: Một chu trình sinh địa hóa gồm có các quá trình: A. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ. B. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần trong đất, nước. C. tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. D. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. Câu 6. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B . mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 7. Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể. Câu 8. Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển. C. Sâu bọ sống trong các tổ mối D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối Câu 9. Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này A. biến động số lượng theo chu kỳ năm B. biến động số lượng theo chu kỳ mùa C. biến động số lượng không theo chu kỳ D. không phải là biên động số lượng Câu 10. Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể? A. Khí hậu B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn C. Lũ lụt D. Nhiệt độ xuống quá thấp Câu 11. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Tỷ lệ nhóm tuổi B. Tỷ lệ tử vong C. Tỷ lệ đực cái D. Độ đa dạng Câu 12. Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì? A. Phân bố cá thể. B. Kích thước của quần thể C. Tăng trưởng của quần thể D. Biến động số lượng cá thể Câu 13. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép. Câu 14. Diễn thế sinh thái là: A. quá trình hình thành một quần thể sinh vật mới. B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình hình thành loài mới ưu thế hơn. Câu 15. Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái? A. Luân canh. B. Trồng xen. C. Phủ kín. D. Nuôi nhốt. Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở trái đất là do: A. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng. B. thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu. C. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. D. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. Câu 17.Hiện tượng khống chế sinh học đã A. làm cho một loài bị tiêu diệt. C. làm cho quần xã chậm phát triển. B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã. Câu 18. Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. hội sinh. Câu 19. Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đối với ngành nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào? A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã. B. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp. C. Phán đoán đước quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. D. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó. Câu 20.Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì: A. Luôn giữ vững cân bằng B. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn C. Có cấu trúc lớn nhất D. Có chu trình tuần hoàn vật chất Câu 21. Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì? A. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch. B. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy. C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông. D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác. Câu 22. Trong một hệ sinh thái sẽ không thể hiện được đặc điểm nào sau đây? A. Trao đổi vật chất và năng lượng B. Là một hệ kín không cần điều chỉnh C. Các thành phần trong đó có khả năng tương tác với nhau D. Thường cân bằng và ổn định. Câu 23. Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây? A. Hỗ trợ và cạnh tranh B. Quần tự và hỗ trợ C. Ức chế và hỗ trợ D. Cạnh tranh và đối địch Câu 24. Ổ sinh thái là A. là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. D. những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 25. Trong các đặc điểm của quần thể sau đặc điểm nào quan trọng nhất? A. Tỉ lệ đực, cái B. Sức sinh sản C. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ Câu 26. Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để A. tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong. B. Bổ sung lượng thức ăn cho cá. C. Giảm sự cạnh tranh của hai loài D. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi. Câu 27. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào? A. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. B. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng. C. Từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường D. Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng truyền trở lại môi trường. Câu 28. Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. B. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. Câu 29. Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành A. lưới thức ăn B. quần xã C. hệ sinh thái D. chuỗi thức ăn Câu 30. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm đang sinh sản B. nhóm trước sinh sản C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. Họ tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp MÔN SINH HỌC 12 Khoanh vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do A. một phần không được sinh vật sử dụng. B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết. C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. Câu 2: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. B. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 3: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)? A. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất thấp. B. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn. C. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm. D. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn. Câu 4: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa A. mức sinh sản-tử vong. B. mức xuất cư-nhập cư C. mật độ vật ăn thịt. D. số lượng con mồi. Câu 5. Loại diễn thế xảy ra trên môi trường không có quần xã hay có số sinh vật không đáng kể được gọi là: A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế hỗn hợp C. Diễn thế thứ sinh D. Biến đổi nguyên thủy Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. B. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. C. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Câu 8: Sự giúp đỡ lẫn nhau của các cá thể cùng loài của quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là A. quan hệ hỗ trợ. B. quan hệ tương tác. C. đấu tranh sinh tồn. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 9: Ý nghĩa của sự phân bố đồng đều trong quần thể sinh vật là: A. hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm. B. góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. C. xuất hiên trong môi trường không đồng nhất. D. tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Câu 10: Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là A. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn. B. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực. C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực. D. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài. Câu 11: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ hồ. B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Cây trong vườn. Câu 12: Diễn thế sinh thái là A. diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 13: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Cánh đồng. B. Bể cá cảnh. C. Rừng nhiệt đới. D. Trạm vũ trụ. Câu 15: Trên các đống tro tàn núi lửa, A. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. B. sẽ diễn ra diễn thế thứ sinh. C. không diễn ra diễn thế. D. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh. Câu 16: Biến động số lượng cá thể là: A. biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. B. sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. D. biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. Câu 17: Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm: A. động vật ăn động vật tiêu thụ cấp 1. B. động vật ăn động vật tiêu thụ cấp 2. C. động vật ăn sinh vật sản xuất. D. các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Câu 18: Mối quan hệ giữa các cây có hoa và các loài bướm là quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. hỗ trợ. Câu 19: Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là do: A. những thay đổi có tính chất chu kì của môi trường. B. các nhân tố: bão, lụt, cháy, ô nhiễm C. những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên. D. hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. Câu 20: Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái: (1) Động vật nổi. (2) Thực vật nổi. (3) Cỏ. (4) Giun. (5) Cá ăn thịt. Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (5). Câu 21: Trong mùa sinh sản, màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là để A. dọa nạt. B. báo hiệu. C. khoe mẽ với con cái. D. nhận biết đồng loại. Câu 22: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao A. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). B. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu). C. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. D. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). Câu 23: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển? A. Cây gỗ ưa sáng B. Cây thân cỏ ưa sáng C. Cây bụi chịu bóng D. Cây gỗ ưa bóng Câu 24: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là: A. tháp sinh thái. B. bậc dinh dưỡng. C. lưới thức ăn. D. chuỗi thức ăn. Câu 25: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. cộng sinh. C. vật chủ - vật kí sinh. D. hội sinh. Câu 26: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là A. kích thước dao động. B. kích thước tối thiểu. C. kích thước tối đa. D. kích thước suy vong. Câu 27: Khi xét về số lượng, quần thể nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. Gà rừng. B. Trâu rừng. C. Ngựa rừng. D. Voi rừng. Câu 28: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % A. sinh khối chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. B. vật chất chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. C. năng lượng chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. D. năng lượng mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 29: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình Cacbon? A. Thực vật lấy CO2 trực tiếp từ khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ. B. Tất cả các động vật sử dụng trực tiếp cacbon từ thức ăn thực vật. C. Trong quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật, CO2 và nước được trả lại môi trường. D. Trong quá trình hô hấp của động vật, thực vật, CO2 và nước được trả lại môi trường. Câu 30: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Cá rô phi C. Đồng lúa D. Lá khô trên sàn rừng Họ tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp MÔN SINH HỌC 12 Khoanh vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Kí sinh cùng loài. Câu 2: Sinh vật sản xuất là những sinh vật: A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp Câu 3: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ: A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh Câu 4: Một quần xã ổn định thường có: A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp B. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp C. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao Câu 5: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 6: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở: A. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm B. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm C. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác D. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh Câu 7: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? A.Sinh vật phân giải B.Sinhvật tiêu thụ bậc 1 C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D.Sinh vật sản xuất Câu 8: Hiện nay diễn thế sinh thái chủ yếu diễn ra theo kiểu A. Hầu như không xảy ra diễn thế B. Diễn thế phân huỷ C. Diễn thế nguyên sinh D. Diễn thế thứ sinh Câu 9: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: A.hiệu ứng “nhà kính” B.trồng rừng và bảo vệ môi trường C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều, Câu 10: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 11: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: A. Ức chế - cảm nhiễm B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Hội sinh Câu 12: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống giảm dần. C. có sức sống trung bình. D. chết hàng loạt. Câu 13: Có các loại nhân tố sinh thái nào? A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. D. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 14: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? A. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng B. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ. B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây. Câu 16: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là: A. Điểm gây chết giới hạn dưới. B. Khoảng thuận lợi của loài. C. Điểm gây chết giới hạn trên. D. Giới hạn sinh thái về nhân tố nh
Tài liệu đính kèm: