Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lý – khối lớp 8 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

docx 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lý – khối lớp 8 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lý – khối lớp 8 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM 2015-2016
MÔN VẬT LÝ 8
BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ
Nội dung
tổng số tiết
Lí thuyết
tỉ lệ thực dạy
LT ( cấp độ 1,2)
VD ( Cấp độ 3,4)
1. Các dạng chuyển động – Lực
9
7
4.9
4.1
 2.Áp suất
4
4
2.8
1.2
Tổng
13
11
7.7
5.3
BẢNG TÍNH SỐ CÂU
Nội dung ( chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (Chuẩn cần kiểm tra)
Tổng số
TN
TL
1. Các dạng chuyển động – Lực
37.7
6.0
5 Tg:5'
1 Tg:7'5
 2.Áp suất
21.5
3.4
2 Tg : 5'
1 Tg: 5'
1. Các dạng chuyển động – Lực
31.5
5.0
4 Tg:5'
1 Tg: 5'
 2.Áp suất
9.2
1.5
1 Tg: 3'
1 Tg: 7'5
Tổng
100
16
20'
4 Tg: 25'
 PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
 Trường THCS Hòa Tịnh
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÝ – KHỐI LỚP 8
Thời gian làm bài : 60 phút 
(Không kể thời gian phát đề)
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
 A. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. 
 B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
 C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. 
 D. Sự thay đổi phương chiều của vật.
Câu 2: Nam đi bộ từ nhà đến trường học mất 15 phút, biết vận tốc của Nam là 4 km/h. Khoảng cách từ nhà Nam đến trường học là:
400m	B. 1 km 	C. 1000 m 	D. 600 m
Câu 3:Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây,trường hợp nào không phải là lực ma sát?
A Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. 
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay dãn.
Lực xuất hiện làm mòn đế giày. 
Lực xuất hiện giữa dây curaoa với bánh xe truyền chuyển động
Câu 4: Một người đang ngồi trên xe ôtô, ôtô đang chuyển động trên đường bỗng thấy người mình bị ép chặt vào thành ghế dựa đằng sau, chứng tỏ xe đã thay đổi chuyển động thế nào?
	A. Xe đột ngột giảm tốc độ.	B. Xe đột ngột tăng tốc độ.
	C. Xe đột ngột rẽ sang phải.	D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
 Câu 5: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo áp suất ?
 m/s	B. N	C. N/m2	D. N/m3
Câu 6: Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở 
A.Cùng 1 độ cao B.Cùng phương C.Cùng một áp lực D.Cùng 1 điểm
Câu 7: Máy bay rời đường băng sân bay để cất cánh bay lên bầu trời. Khi ấy chiếc máy bay được xem là đứng yên so với vật mốc nào sau đây?
A. Vật mốc là đường băng sân bay.	B. Vật mốc là nhà ga sân bay.
C. Vật mốc là phi công lái máy bay.	D. Vật mốc là đám mây trên bầu trời.
Câu 8. Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát:
A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật. B. Thêm dầu mỡ. 
C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau. D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây không có áp lực:
A. lực của búa đóng vào đinh. 	 B. Trọng lực của vật lên sàn.
C. Lực của vợt tác dụng vào quả bóng. D. Lực kéo một vật lên cao.
Câu 10. Công thức tính áp suất của chất lỏng là: 
A. p= d/h B. p= h/d C. p= d.h D. p= d + h
Câu 11. Trong các câu sau đây nói về máy cơ đơn giản, câu nào đúng?
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực, thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực, thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực, thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực, thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Câu 12. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác- Si- mét bằng:
A. Trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng. 
B. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng của vật. 
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật. 
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: ( 1 điểm) 
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? 
Lấy ví dụ về chuyển động đều, chuyển động không đều?
 Câu 2: (1.5 điểm) Hãy biểu diễn trên cùng một hình vẽ các véctơ lực tác dụng lên viên bi có khối lượng 1,5kg để trên mặt bàn đứng yên.
Câu 3 : (1,5 điểm) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 15s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường đi.
Câu 4: (3 điểm) Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a). Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
b). Xác định khối lượng riêng của chất làm vật? 
 ---------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC 
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) H ọc sinh trả lời đúng mỗi câu là 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
B
B
C
A
C
D
D
C
D
A
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Lấy 2 ví dụ đúng.
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
2
 Ta có: m = 1,5kg suy ra khối lượng của viên bi: P = 10.m = 10.1,5 = 15N. 
˜
 Lúc này viên bi chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực (P = 15N) và lục nâng của mặt bàn (N = 15N) 
5N
0.5 đ 
0.5 đ
0.5 đ
3
Tóm tắt
s1 = 100m
t1 = 25s
s2 = 50m
t2 = 15s
vtb = ? Giải
Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường:
 (m/s)
Đs: 3.75(m/s)
0.5 đ
0.75 đ
0.25 đ
4
a. 
b. 
0,5 đ
Giải
a. Lực đâye Ác-si-mét tác dụng lên vật: 
b. Trọng lượng riêng của chất làm vật 
 Khối lượng riêng của chất làm vật: 
Đs: a/ 1N
 b/ 7800kg/m3
0,75đ 
0,75 đ
0,75 đ
0.25đ
----------------------HẾT--------------------
 PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
Trường THCS Hòa Tịnh
ĐỀ DỰ PHÒNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÝ – KHỐI LỚP 8
Thời gian làm bài : 60 phút 
(Không kể thời gian phát đề)
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1. Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? 
A. Ô tô chuyển động được 36km. B. Ô tô chuyển động trong một giờ
C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36km. D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ. 	
Câu 2. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? 
A. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động
B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm.
C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.
D. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.
Câu 3. Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? 
A. Ôtô chuyên động so với mặt đường 	B. Ôtô đứng yên so với người lái xe
C. Ôtô chuyển động so với người lái xe 	D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường
Câu 4. Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. đột ngột giảm vận tốc. 	B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái. 	D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 5. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng bằng hai chân trên mặt đất bằng phẳng, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất của một bàn chân là 0,005m2. Khi đó bạn Hà tác dụng lên mặt đất một áp suất:
A. 45000 N/m2
B. 90000 N/m2
C. 4500 N/m2
D. 9000 N/m2
Câu 6. Áp lực là gì?
A. Là lực ép có phương song song với mặt bị ép
 C. Là lực kéo vuông góc với mặt bị ép
B. Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
 D. Là 1 lực nào đó
Câu 7: Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển là do:
 A. Không khí giản nở vì nhiệt . B. Không khí cũng có trọng lượng 
 C. Chất lỏng cũng có trọng lượng . D. Không khí không có trọng lượng .
Câu 8. Lực đẩy ác- Si- mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất dùng làm vật.
 B. Trọng lượng riêng của chất dùng làm vật và thể tích của vật. 
 C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng.
 D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 9. Trong cùng một chất lỏng nhất định thì độ lớn của áp suất chất lỏng phụ thuộc vào:
A. Chiều sâu của vật so với mặt thoáng 
C. Hình dạng của vật
B. Thể tích của vật
D. Không phụ thuộc vào yếu tố nào cả.
Câu 10. Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 90 phút đi được quãng đường 81 km. Vận tốc của đoàn tàu là:
A. 121,5 km/h
B. 45 km/h
C. 54km/h
D. 118,5km/h
Câu 11: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: 
 A. Ma sát. B. Quán tính. C. Trọng lượng D. Đàn hồi.
Câu 12: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất ?
A. Người đứng co một chân. B. Người đứng cả hai chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1:(1 điểm)
 Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét . Giải thích rõ các kí hiệu và nêu đơn vị các đại lượng ghi trong công thức đó.
Câu 2. :(2 điểm)
Một ô tô chuyển động trên quãng đường thứ nhất dài 720km với vận tốc 60km/h và đi tiếp quãng đường thứ hai dài 150km trong thời gian 3 giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường.
Câu 3. :(3 điểm)
 Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. Hãy tính:
Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
Để có áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 2163000 N/m2 thì tàu phải lặn sâu thêm bao nhiêu so với lúc trước.
Câu 4. :(1 điểm)
 Một vật hình trụ có thể tích V được thả vào một chậu nước thấy vật đó bị chìm 1/3 thể tích; 2/3 thể tích còn lại của vật nổi trên mặt nước. Cho biết Dnước= 1.000kg/m3
Tính khối lượng riêng của chất làm vật? Biết rằng điều kiện để vật nổi là P = FA
 ( Trong đó: P là trọng lượng của vật; FA là độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét)
 --------------------------- Hết ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ PHÒNG 
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) H ọc sinh trả lời đúng mỗi câu là 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
C
D
A
B
B
D
A
C
B
A
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu
Đáp án
Điểm
1
viết đúng công thức: FA=d.V 
Giải thích đầy đủ 3 kí hiệu ,nêu đủ đơn vị 3 đại lượng
0,5 
0,5 
2
( 2đ)
Tóm tắt:
s1= 720 km; s2= 150 km
v1 = 60 km/h
t2= 3 h
Hỏi: t1=? VTB= ?
0,25
Lời giải:
Thời gian ô tô đi quãng đường đầu:
 t1= = = 12 (h)
0,5
Vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường là:
 vTB = = = 58 (km/h)
1.0
 Đ.s: 58 km/h
0,25
3 
(3 đ)
Tóm tắt:
h1= 180m; d= 10300 N/m3	
Hỏi: a. p1=? 
 b. h? 
0,25
Lời giải:
a. Áp suất chất lỏng tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m:
 p1 = d.h1 = 10300 . 180 = 1854000 (N/m2)
0,5
 b. Độ sâu của vật so với mặt thoáng lúc này là:
 h2== = 210 (m)
 Vậy tàu đã lặn sâu thêm:
 h = h2 – h1 = 210 – 180 = 30 (m)
1.0
1.0
 Đ.s: 1854000N/m2 ; 30m 
0,25
4
(1đ)
Gọi D’ là khối lượng riêng của chất làm vật.
Do đó trọng lượng của vật: P = 10. D’. V 
 0,25
Lực đẩy Ac-si-met: FA= 10. D. 
0,25
Khi vật nổi ta có : P = FA → 10. D’. V = 10. D. 
0,25
Suy ra : D’ = = ≈ 333,3 (kg/m3) 
 Đ.s: 333,3 (kg/m3)
0,25
 ------------------------------------ Hết -----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_KTHKIVLy_8HT1516.docx