Kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1236Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD- ĐT MANG THÍT KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
TRƯỜNG THCS CHÁNH AN MÔN: VẬT LÍ 8
 THỜI GIAN: 60 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm )
Khoanh tròn câu trả lời đúng, mỗi câu đúng 0.25 điểm	ĐỀ A
: Câu 1: Có một ôtô chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây câu nào mô tả không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với người lái xe. 
B. Ôtô chuyển động so với mặt đường.
 C. Ôtô đứng yên so với người lái xe. 	
 D. Ôtô chuyển động so với cây cối bên đường.
Câu 2: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang:
A. Tăng áp lực và giảm diên tích bị ép. B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
C. Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bị ép. D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Câu 3: Vận tốc của một vật là 15m/s. Kết quả nào sau đây là tương ứng với vận tốc trên?
 A. 36km/h. 	B. 48km/h.	 C. 54km/h. 	D. 60km/h.
Câu 4: Chọn câu trả lời sai. Nếu một vật có lực tác dụng sẽ:
 A. Thay đổi vận tốc. B. Bị biến dạng. 
 C. Thay đổi trạng thái D.Không thay đổi trạng thái.
Câu 5: Chuyển động cơ học là gì? Chọn câu trả lời đúng.
 A. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. 
 B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
 C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. 
 D. Sự thay đổi phương chiều của vật.
Câu 6: Khi cán búa lỏng người ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi búa cán búa xuống đất. Đó là dựa vào tác dụng của:
Lực ma sát. 	B. Lực đàn hồi
Trọng lực 	D. Quán tính
Câu 7: Một vận động viên đua xe đạp chuyển động trên đường đua với vận tốc trung bình 40km/h. Sau 30 phút, vận động viên đi được bao nhiêu km?
A. 60km 	 B. 20 km 	C. 30km 	 D.80km
Câu 8: Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác hại:
A. Huỷ diệt vi sinh vật. 	B. Ô nhiễm môi trường, có thể gây chết người.
C. Hết thuốc nổ. 	 D. Cả A, B đều đúng.
Câu 9: Công thức tính vận tốc là:
v = s. t B. s = v.t
C. t = s . v D. v = 
Câu 10: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn: 
 A. Vì lặn sâu nhiệt độ thấp.
 B. Vì lặn sâu áp suất rất lớn gây nguy hiểm.
 C. Vì lặn sâu lực cản lớn. 
 D. Vì áo lặn giúp thợ lặn dễ bơi trong nước.
Câu 11:Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ ..
Trái qua phải theo phương nằm ngang
Trên xuống dưới theo phương thẳng đứng.
Dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
Phải qua trái theo phương nằm ngang.
Câu 12: 1cm3 nhôm ( có dnh = 27 000 N/m3 ) và 1cm3 chì ( dc = 130 000 N/m3 ) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên vật nào lớn hơn?
A. Nhôm 	B. Bằng nhau 	
C.Chì 	D. Không đủ dữ liệu để xác định.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 13: (2.5điểm) a/ Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc nêu đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
 b/ Áp dụng: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính vận tốc của ô tô .
Câu 14: (2điểm) Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10 300N/m3.
a/ Tính áp suất ở độ sâu đó?
b/ Cửa chiếu sáng áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực nước tác dụng lên phần diện tích này.
Câu 15: (1điểm) Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt ta phải lót tay bằng vải hay cao su.?
Câu 16: (1,5điểm) Thế nào chuyển động đều, chuyển động không đều? Cho ví dụ.
--------- Hết ----------
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT ĐỀ THI HỌC KÌ I ( Năm hoc 2015-2016)
Trường THCS Chánh An Môn: Vật lí 8
 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ B
I:Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
: Câu 1: Có một ôtô chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây câu nào mô tả không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với người lái xe. 
B. Ôtô chuyển động so với mặt đường.
 C. Ôtô đứng yên so với người lái xe. 	
 D. Ôtô chuyển động so với cây cối bên đường.
Câu 2: Vận tốc của một vật là 15m/s. Kết quả nào sau đây là tương ứng với vận tốc trên?
 A. 36km/h. B. 48km/h. C. 54km/h. D. 60km/h.
Câu 3: Một vận động viên đua xe đạp chuyển động trên đường đua với vận tốc trung bình 40km/h. Sau 30 phút, vận động viên đi được bao nhiêu km?
A. 60km B. 20 km C. 30km D.80km.
Câu 4: Chọn câu trả lời sai. Nếu một vật có lực tác dụng sẽ:
 A. Thay đổi vận tốc. B. Bị biến dạng. 
 C. Thay đổi trạng thái D.Không thay đổi trạng thái.
Câu 5: Chuyển động cơ học là gì? Chọn câu trả lời đúng.
 A. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. 
 B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
 C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. 
 D. Sự thay đổi phương chiều của vật.
Câu 6: 1cm3 nhôm ( có dnh = 27 000 N/m3 ) và 1cm3 chì ( dc = 130 000 N/m3 ) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên vật nào lớn hơn?
A. Nhôm 	B. Bằng nhau 	
C.Chì 	D. Không đủ dữ liệu để xác định.
Câu 7: Khi cán búa lỏng người ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi búa cán búa xuống đất. Đó là dựa vào tác dụng của:
A. Lực ma sát. 	B. Lực đàn hồi
C. Trọng lực 	D. Quán tính
Câu 8: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang:
A. Tăng áp lực và giảm diên tích bị ép. B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
C. Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bị ép. D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Câu 9: Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác hại:
A. Huỷ diệt vi sinh vật. 	B. Ô nhiễm môi trường, có thể gây chết người.
C. Hết thuốc nổ. 	 D. Cả A, B đều đúng.
Câu 10: Công thức tính vận tốc là:
v = s. t 
s = v.t
t = s . v
v = 
Câu 11: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn: 
 A. Vì lặn sâu nhiệt độ thấp.
 B. Vì lặn sâu áp suất rất lớn gây nguy hiểm.
 C. Vì lặn sâu lực cản lớn. 
 D. Vì áo lặn giúp thợ lặn dễ bơi trong nước.
Câu 12:Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ ..
Trái qua phải theo phương nằm ngang
Trên xuống dưới theo phương thẳng đứng.
Dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
Phải qua trái theo phương nằm ngang.
 Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (2.5điểm) a/ Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc nêu đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
 b/ Áp dụng: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính vận tốc của ô tô .
Câu 2: (2điểm)Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10 300N/m3.
a/ Tính áp suất ở độ sâu đó?
b/ Cửa chiếu sáng áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực nước tác dụng lên phần diện tích này.
Câu 3: (1điểm) Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt ta phải lót tay bằng vải hay cao su.?
Câu 4: (1,5điểm)Thế nào chuyển động đều, chuyển động không đều? Cho ví dụ.
--------- Hết ----------
ĐÁP ÁN
I TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng thí sinh đạt 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đề A
A
A
C
D
C
D
B
D
D
B
C
B
Đề B
A
C
B
D
C
B
D
A
D
D
B
C
II TỰ LUẬN:
 Câu 1: a/ Phát biểu đúng khái niệm: (0.5 đ)
 Viết đúng công thức: v = (0.5 đ)
Nêu đúng đơn vị của từng đại lượng ( 0.5 đ)
b/ Áp dụng:
Tóm tắt
 t = 2 h
s = 108 km
v = ? ( km/h)
Giải
Vận tốc của ô tô là:
v = = = 54 ( km/h) (1.0 đ)
Câu 2: 
Tóm tắt
h = 36m
d = 10 300N/m3
a/ p = ? (Pa)
b/ S = 0,016m2
F = ? (N)
Giải
a/ Áp suất ở độ sâu 36m là:
p = d.h = 10 300 . 36 = 370 800 ( Pa ) (1,0 đ)
b/Áp lực tác dụng lên phần diện tích của cửa chiếu sáng là:
Từ công thức : p = 
=> F = p . S = 370 800 . 0,016 = 5932,8 (N) (1,0 đ)
Câu 3(1đ) Khi mở nắp chai bị vặn chặt người ta thường lót vải hay cao su nhằm làm tăng ma sát giữa tay và nắp dễ dàng vặn nắp chai ra.
Câu 4:
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. ( 0,5đ)
- Ví dụ: Chuyển động của cánh quạt khi quay ổn định.(0,25đ)
- Chuyển động không đều là chuyến động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.(0,5đ)
- Ví dụ: chuyển động của tàu hoả khi vào ra.(0,25đ)
Lưu ý: Cách giải khác đúng cho điểm tương đương.

Tài liệu đính kèm:

  • docLy 8.doc