Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 6

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1028Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 6
Trường THCS Vĩnh Khánh
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Vật lí 6
---o0o---
I. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố đánh giá lại các kiến thức mà học sinh đã học.
- Vận dụng các kiến thức đó để trả lời các câu hỏi đưa ra của giáo viên.
II. Chuẩn bị:
- Đề kiểm tra theo mức độ học sinh.
- Ma trận của đề.
- Đáp án.
- Mức độ đề gồm: 10 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận.
III. Ma trận của đề:
 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số
tiết
Lí
thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1,2)
VD
(Cấp độ
3,4)
LT
(Cấp độ 1,2)
VD
(Cấp độ
3,4)
1. Đo độ dài- đo thề tích
2
2
1,4
0,6
8,75
 3,75
2. Khối lượng – Lực
12
8
5,6
6,4
35,0
40,0
3. Máy cơ đơn giản
2
2
1,4
0,6
8,75
3,75
Tổng
16
12
8.4
7.6
52.5
47.5
 2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Nội dung
Trọng
số
Số lượng câu (Chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
Tổng số
TN
TL
1. Đo độ dài- đo thề tích
8,75
1,1 =1 
1 (0.5)
Tg: 2’
0.5
Tg: 2’
2. Khối lượng – Lực
35,0
4,6 = 4
3 (1.5)
Tg:6’
1 (1.75)
Tg:8’
3.25
Tg: 14’
3. Máy cơ đơn giản
8,75
1,1 = 1 
1 (1.5)
Tg:7’
1.5
Tg: 7’
1. Đo độ dài- đo thề tích
 3,75
0,5 = 1
1 (0.5)
Tg:2’
1 (0.5)
Tg:2’
2. Khối lượng – Lực
40,0
5,2 = 5 
4 (2.0)
Tg: 8’
1 (1.75)
Tg: 10’
3.75
Tg: 18’
3. Máy cơ đơn giản
3,75
0,5 = 1 
1 (0.5)
Tg:2’
(0.5)
Tg:2’
Tổng
100
13
10 (5.0)
Tg: 20’
3 (5.0)
Tg: 25’
10
Tg: 45’
BẢNG MA TRẬN ĐỀ:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài- đo thề tích
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
.
2.Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn
Số câu hỏi
1 
C1: 1
1
C2:2
2 
Số điểm
0.5
0.5
1.0 (10%)
2. Khối lượng – Lực
3. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
4 Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
5. Nêu được đơn vị lực. 
6. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng
7. Nêu được về tác dụng đẩy, kéo của lực 
8. Nêu được về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương chiều của hai lực đó.
9. Nêu được về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động 
10. Vận dụng công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại.
11.Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu hỏi
3
C3: 3
C5:5
C6:6
1
C4: 1TL
4
C7:7
C8:4
C9:8
C10:9
1
C11:3TL
9
Số điểm
1.5
1.5
2.0
1.75
6.75 (67.5%)
3. Máy cơ đơn giản
12. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
13. Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể
Số câu hỏi
1
C12: 2TL
1
C13:10
2
Số điểm
1.75
0.5
2.25
(22.5%)
TS câu hỏi
4
 2
6
1
13
TS điểm
2.0
3.25
3.0
1.75
10
(10)
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 6
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. Phần trắc nghiệm: (5.0 điểm)
Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là :
	A. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.
	B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
	C. Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.
	D. Độ dài nhỏ nhất trên thước
Câu 2. Một bạn học sinh dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn sỏi. Thể tích ban đầu đọc trên bình chia độ là V1 = 80cm3. Sau khi thả hòn sỏi vào thì đọc thể tích là V2 = 95cm3. Thể tích cuả hòn sỏi là:
	A. V=15 cm3 	B. V= 80c m3	 C. V=95 cm3	 D. V=175 cm3
Câu 3. Trên túi bột giặt có ghi 3kg. Số đó chỉ:
 A. Trọng lượng của túi bột giặt B. Sức nặng của túi bột giặt
 C. Thể tích của túi bột giặt	 D. Khối lượng của bột giặt có trong túi
Câu 4. Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ?
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
D. Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
Câu 5. Đơn vị của lực là
A. Niutơn (N)	B. Lít (l)	C. Một khối (m3)	D. Kilôgam (kg)
Câu 6. Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?
 A. Cục đất sét B. Sợi dây đồng C. Sợi dây cao su D. Quả ổi chín.
Câu 7. Một lực sĩ bắt đầu ném quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực gì?
A. Lực đẩy	B. Lực kéo	C. Lực uốn	D. Lực hút
Câu 8. Khi một quả bóng đập vào tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng
A. Chỉ làm biến dạng quả bóng
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. Vừa làm biến dạng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng
D. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
Câu 9. Một vật có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng là:
	 A. 10 N	 B. 20 N	 C. 30 N	D. 40 N
Câu 10. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới dây?
	A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ
	B. Đưa gạch lên tầng cao theo phương thẳng đứng.
	C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên
	D. Đưa thùng hàng lên xe tải
B. Tự luận: ( 5, 0 điểm)
Câu 1 (1,75 điểm): Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và có chiều như thế nào? Đơn vị của trọng lực?
Câu 2 (1,5 điểm): Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học. Lấy 3 ví dụ về ứng dụng của máy cơ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày? 
Câu 3 (1,75 điểm): Một vật bằng nhôm có thể tích là V = 0,2 m3. Biết khối lượng riêng của nhôm là Dn = 2700 kg/m3.
	a) Tính khối lượng của vật
	b) Tính trọng lượng của vật
-HẾT-
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM - NH 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 6
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. Phần trắc nghiệm: ( 0.5 điểm/câu)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
D
B
A
C
A
C
B
D
B. Phần tự luận:
Câu 1:
Trọng lực là lực hút của Trái Đất.	(0.5 điểm) 
Trọng lực có phương thẳng đứng (0.5 điểm) 
 có chiều hướng về phía Trái Đất ( hoặc chiều từ trên xuống dưới ) (0.5 điểm) 
Đơn vị của trọng lực là Niu tơn. Kí hiệu N ( 0.25 điểm)
Câu 2: 
- Các loại máy cơ đơn giản đó là : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc
-Ví dụ : Kéo cắt tóc, bậc thềm dắt xe, bấm móng tay, 
( Mỗi ý đúng 0.25 điểm, mỗi ví dụ 0.25 điểm )
Câu 3: 
Tóm tắt
V = 0,2 m3	
D = 2700 kg/m3
m = ? ( kg )
P = ? N
Giải
Khối lượng của nhôm:
m = D. V	 (0.5 điểm)
 = 0,2 x 2700 = 540 (kg) (0.5 điểm)
Trọng lượng của dầm sắt:
 P = 10 . m (0.25 điểm)
 = 10 . 540 = 5400 (N) (0.5 điểm)
Đáp số: m = 	540(kg)
 P = 5400 N
( Kết quả đúng sai đơn vị trừ 0.25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKI.doc