Kiểm tra học kì I – Lớp: 9 năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – Lớp: 9 năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – Lớp: 9 năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP: 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
MA TRẬN ĐỀ
 Cấp độ 
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Chủ đề 1
Các nước Á, Phi,
Mỹ La-tinh
Những biến đổi của các nước Đông Nam Á.
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN
Số câu 
Số điểm 
1
3
1
2
2
5
Chủ đề 2
Nhật, Tây Âu từ 1945 đến nay
 Nguyên nhân sự phát triển của nền kinh tế Nhật bản
Số câu 
Số điểm 
1
2
1
2
Chủ đề 5
Cách mạng KH-KT
Những thành tựu chủ yếu và tác động của cách mạng KH-KT
 Số câu 
Số điểm
1
3
1
3
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%
1
3
30%
1
3
30%
1
2
20%
4
10
100
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP: 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Đề: (Đề kiểm tra có 1 trang)
Câu 1: Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong những biến đổi đó biến đổi nào quan trọng nhất? Tại sao? (3đ)
Câu 2: Trình bày những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản? (2đ)
Câu 3: Những thành tựu chủ yếu và tác động của cách mạng khoa kọc - kỹ thuật từ năm 1945 đến nay? 	(3đ)
Câu 4: Là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), theo em Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì? (2đ) 
Hết
	Giáo viên ra đề
	Phạm Xuân Quang
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nôi dung
Điểm
1
2
3
4
* Các nước Đông Nam Á :
Những biến đổi của các nước Đông Nam Á:
- Cho đến nay các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
- Sau khi giành độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn (Xin-ga-po là nước có nền kinh tế phát triển nhất và được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới).
- Tháng 4-1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đó là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập là biến đổi quan trọng nhất:
+ Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành những nước độc lập .
+ Nhờ có sự biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ngày càng phồn vinh.
*Nhân tố sự phát triển cuả nền kinh tế Nhật Bản
 - Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.
* Những thành tựu chủ yếu :
+ Trên lãnh vực khoa học cơ bản, con người đạt những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt về Toán học, Lý học, Sinh học và Hoá học. Dựa vào những phát minh lớn của khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
+ Những phát minh lớn vế những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bật nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động .
+ Tìm ra được nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều .trong đó năng lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến.
+ Sáng chế những vật liệu mới. Chất pô-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hằng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp. 
Nhiều chất dẻo nhẹ hơn nhôm 2 lần, nhưng có độ bền và sức chịu nhiệt, lại hơn hẳn các loại thép tốt nhất và có thể dùng để chế tạo võ xe tăng, các động cơ tên lửa và máy bay siêu âm .
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và những biện pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.
+ Những tiến bộ thần kỳ về giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hoả tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua vệ tinh nhân tạo.
Những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Từ vệ tinh nhân tạo, con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ càng có nhiều khám phá mới và phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống con người.
* Tác động:
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động , nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới .
+ Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là các nước phát triển cao.
+ Mang lại hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người). Đó là việc sản xuất các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ .và cả “bãi rác” trong vũ trụ).
Học sinh trình bày được các vấn đề sau theo nhận thức riêng của từng em:
(Không nhất thiết học phải trình bày đúng như đáp án, chỉ cần học sinh nêu được nhận thức theo hướng gợi ý dưới đây: 
* Thuận lợi :
 - Sự giao lưu và hội nhập tạo cơ hội để phát triển toàn diện đất nước 
 - Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế. 
* Khó khăn : 
- Phá vỡ tính truyền thống , phá vỡ giá trị đạo đức .
- Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã và đang tác động mạnh đến giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh của mỗi gia đình.
(3đ)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
(2đ)
0,5
0,5
0,5
0,5
(3đ)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
(2đ)
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT HKI SU 9 QUANG.doc