Trường: THCS Cầu Kiệu Họ và tên:....................... Lớp: SBD Ngày..thángnăm 2014 KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2014 – 2015) Môn: SINH HỌC 8 ( 45 phút) Chữ ký Giám thị Số TT " Điểm Lời phê Chữ ký Giám khảo Số TT Câu 1: (2 điểm) Phản xạ là gì? Cho 1 ví dụ về phản xạ. Nêu mối quan hệ giữa cung và vòng phản xạ? .. Câu 2: (2 điểm) Thế nào là 1 cử động hô hấp? Nhịp hô hấp? Nêu sự thông khí ở phổi? Câu 3: (2 điểm) Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Thí sinh không được viết vào khung này vì đây là phách, sẽ rọc đi mất " .. Câu 4: (2 điểm) Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? Câu 5: (2 điểm) Trình bày sự tiêu hóa (biến đổi lý học, biến đổi hóa học) ở dạ dày? PHÒNG GD&ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG THCS CẦU KIỆU ĐÁP ÁN Câu 1: (2 điểm) Phản xạ là gì? Cho 1 ví dụ về phản xạ. Nêu mối quan hệ giữa cung và vòng phản xạ? Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Ví dụ: tay chạm phải vật nóng, lập tức rụt tay lại. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho chính xác. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. Câu 2: (2 điểm) Thế nào là 1 cử động hô hấp? Nhịp hô hấp? Nêu sự thông khí ở phổi? - Cử động hô hấp: là 1 lần hít vào và 1 lần thở ra. - Nhịp hô hấp: là số cử động hô hấp trong 1 phút. - Sự thông khí ở phổi: nhờ hoạt động của các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành) và xương làm thay đổi thề tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Câu 3: (2 điểm) Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó. Miễn dịch tự nhiên: _Cơ thể tự tạo ra miễn dịch. _ Có 2 loại: Miễn dịch bẩm sinh (loài người ko bị mắc 1 số bệnh của ĐV: toi gà, lở mồm long móng), miễn dịch tập nhiễm (sau khi bị thủy đậu thì có khả năng cơ thể sẽ ko mắc lại bệnh này nữa). Miễn dịch nhân tạo: _ Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng Vacxin. _ Có 2 loại: Miễn dịch chủ động (tiêm vacxin ngừa bệnh lao, sởi), miễn dịch bị động (tiêm ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn) Câu 4: (2 điểm) Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì của tim có thời gian trung bình là 0.8 giây. Gồm 3 pha: _ Pha 1: co tâm nhĩ 0.1 giây, dãn tâm nhĩ 0.7 giây. _ Pha 2: co tâm thất 0.3 giây, dãn tâm thất 0.5 giây. _ Pha 3: dãn chung 0.4 giây. Thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian hoạt động, và khi cơ thể không hoạt động (hoặc khi ngủ) thì chu kì tim còn kéo dài hơn và thời gian nghỉ còn tăng lên nhiều à tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi. Câu 5: (2 điểm) Trình bày sự tiêu hóa (biến đổi lý học, biến đổi hóa học) ở dạ dày? *Sự biến đổi lý học: - Sự tiết dịch vị -> Hòa loãng thức ăn - Sự co bóp dạ dày -> làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị. *Sự biến đổi hóa học: - Tiếp tục biến đổi tinh bột (chin) thành đường mantôzơ nhờ enzim amilaza trong nước bọt. - Hoạt động của enzim pepsin có trong dịch vị -> Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 -> 10 axit amin. - Các loại thức ăn khác như lipit, gluxitchỉ biến đổi lý học chứ không biến đổi hóa học. -Thời gian tiêu hóa ở dạ dày 3 -> 6 giờ, sau đó thức ăn được đẩy từng đợt xuống ruột non. MA TRẬN ĐỀ THI SINH HỌC 8 HỌC KÌ I NỘI DUNG MỨC ĐỘ KIỀN THỨC KĨ NĂNG TỔNG 100% BIẾT HIỂU VẬN DỤNG Chương I (Bài 6) Câu 1 (2 điểm) 2 điểm Chương III (Bài 14) (Bài 15) Câu 3 (2 điểm) Câu 4 (2 điểm) 2 điểm Chương IV (Bài 21) Câu 2 (2 điểm) 2 điểm Chương V (Bài 27) Câu 5 (2 điểm) 2 điểm Tổng 2 câu: 4 điểm 2 câu: 4 điểm 1 câu: 2 điểm 5 câu: 10 điểm
Tài liệu đính kèm: