KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ Văn 9 (Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. Phần đọc - hiểu. (5 điểm): Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. ( N.Văn 9- Tập 2).. 1. Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2. Bài thơ có chứa khổ thơ trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy? 3. Cho biết nội dung chính của khổ thơ trên. 4. Trong khổ thơ trên có mấy hình ảnh ẩn dụ? Những câu thơ nào sử dụng phép tu từ ẩn dụ? 5. Nêu tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong khổ thơ trên? 6. Từ khổ thơ trên giúp em có suy nghĩ gì về những suy ngẫm mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả? Phần II: Phần viết (5 điểm) Phân tích khổ thơ 2,3 bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương (SGK Ngữ văn 9- Tập 2). BÀI LÀM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn : N.Văn 9 A. Lưu ý chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn cụ thể: I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm 1 - Khổ thơ trích từ văn bản: Sang thu - Tác giả: Hữu Thỉnh 0,25 2 - Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ. - Vì mỗi dòng thơ có 5 chữ 0,25 0,5 3 - Ý nghĩa tả thực: tả về hàng cây và hiện tượng thiên nhiên ( sấm) lúc sang thu. - Ý nghĩa ẩn dụ: sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người từng trải. 0,25 0,25 4 - Có 2 hình ảnh ẩn dụ. - Những câu thơ chứa h/a ẩn dụ là: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. 0,25 0,25 5 - Sấm vốn là một hiện tượng tự nhiên thường thấy khi trời mưa, ở câu này sấm tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. - Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người đã từng trải, có kinh nghiệm sống 0,5 0,5 6 - Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để phân tích được ý nghĩa tả thực của khổ thơ. - Từ hình ảnh tả thực, học sinh khai thác được ý nghĩa ẩn dụ ẩn chứa những suy ngẫm mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả. 1,0 1,0 II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm MB Giới thiệu chung về bài thơ Viếng lăng Bác và tác giả Viễn Phương, trích dẫn hai khổ thơ cần phân tích. 0,5 TB - Phân tích được tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác qua các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng, vầng trăng sáng trong dịu hiền - Phân tích được nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung và của tác giả Viễn Phương nói riêng khi Bác không còn nữa thông qua hình ảnh: dòng người đi trong thương nhớ.Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Và câu cảm thán Mà sao nghe nhói ở trong tim - Nhấn mạnh được tác dụng của sự sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ ( kết hợp cả hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ) , lựa chọn ngôn ngữ của tác giả ( ngôn ngữ biểu cảm, điệp từ) 1,25 1,25 0,5 KB Khái quát lại nội dung hai khổ thơ và nêu cảm nghĩ bản thân. 0,5 III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm Hình thức Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. 0,25 Sáng tạo Sử dụng ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học phân tích. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. 0,5 Lập luận Bài làm cần tập trung làm nổi bật nội dung và nét nghệ thuật tiêu biểu của hai khổ thơ theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. 0,25
Tài liệu đính kèm: