Thứ . ngày . tháng . năm 2013 Lớp : 7A. . . . . KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 Tên : MÔN: SINH HỌC 7 - Thời gian làm bài: 45 phút Đề 1 ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA CÔ A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1: Trùng biến hình bắt mồi băng: (0.25đ) a. Chân giả b. Tua miệng c. Tế bào gai. d. Lông bơi. Câu 2: Loài động vật kí sinh ở ruột người, nuốt hồng cầu, làm bệnh nhân đau bụng là:(0.25đ) a. Trùng sốt rét. c. Trùng kiết lị. b. Trùng biến hình. d. Trùng giày Câu 3: Loài động vật được Đacuyn ví như “Chiếc cày sống” là:(0.25đ) a. Giun đũa. b. Rươi. c. Giun đỏ. d. Giun đất. Câu 4: Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?(0.25đ) a. Lỗ miệng. b. Lỗ hậu môn. c. Không bào co bóp. d. Bất kì nơi nào trên cơ thể. Câu 5: Trùng giầy sinh sản như thế nào ? (0.25đ) a) Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. b) Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc c) Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp và sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. d) Cả a, b,c đúng. Câu 6: Thủy tức di chuyển theo kiểu : (0.25đ) a) Bơi nhờ lông và roi bơi. b) Kiểu lộn đầu và bơi bằng roi c) Kiểu sâu đo và lộn đầu. d) Kiểu co bóp dù. Câu 7: Chức năng của lớp vỏ cuticun ở giun đũa là: (0.25đ) a. Tự vệ. b. Giúp giun không bị tiêu huỷ do dịch tiêu hoá trong ruột. c. Tránh các vi khuẩn có hại khác xâm nhập. d. Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng. Câu 8: Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời? (0.25đ) a. Trẻ hay ăn quà. b. Trẻ không rửa tay trước khi ăn. c. Trẻ không chịu tắm, giặt. d. Trẻ hay mút ngón tay Câu 9: Nối các đại diện ở cột A với ngành động vật ở cột B cho đúng:(1đ) Cột A: Các động vật đại diện Cột B: Ngành động vật 1. Giun đũa, giun kim, giun móc câu. a. Ngành ruột khoang. 2. Giun đất, rươi, đỉa. b. Ngành giun dẹp. 3. Thủy tức, hải quỳ, san hô. c. Ngành giun tròn. 4. Sán lá gan, sán lá máu, sán dây. d. Ngành giun đốt. 1 +. 2 + 3 + 4 + B. TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Dinh dưỡng của Trùng roi và Thực vật giống và khác nhau ở những điểm nào? (1đ) Câu 2: Nêu đặc điểm chung của Ngành ruột khoang. Từ đó cho biết sự khác nhau giữa Thủy tức và San hô trong sinh sản vô tính mọc chồi. (2đ) Câu 3:. Trình bày vòng đời của sán lá gan. Từ đó hãy nêu các biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh.( 2đ) Câu 4: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất? (1 đ) Câu 5: Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét có gì giống và khác nhau? (1đ) ĐÁP ÁN 1 TIẾT- ĐỀ 1 -SINH HỌC 7 A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án a c d a c c b d 1+c ; 2+d ; 3+a ; 4+b Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Mỗi ý đúng 0.25 B. TỰ LUẬN: (7đ) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1 - Giống: Trùng roi và thực vật đều tự dưỡng - Khác: Ngoài hình thức tự dưỡng như thực vật, trùng roi còn có thể dị dưỡng. Thực vật thì không có. 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 2 - Đặc điểm chung của ngành ruột khoang: Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, dị dưỡng, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công. - Thủy tức: Trong sinh sản vô tính mọc chồi, chồi con dính với cơ thể mẹ tới khi tự đi kiếm ăn được thì chúng sẽ tách khỏi cơ thể mẹ. - San hô: Trong sinh sản vô tính mọc chồi, chồi con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. 1 điểm 1.0 điểm Câu 3 - Vòng đời của sán lá gan : Sán lá gan đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản thành nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào các cây cỏ thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây cỏ chứa kén sán sẽ nhiễm bệnh sán lá gan. - Cách phòng tránh. + Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ. + Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi, nhặng, vệ sinh nơi công cộng, ủ phân trước khi bón cho cây trồng. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. điểm 1.0đ Câu 4 - Có cơ thể hình giun. - Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển. - Da tiết chất nhờn - Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi giun chui rúc trong đất. 1 điểm Câu 5 - Giống nhau : Đều lấy các chất dinh dưỡng là hồng cầu. - Khác nhau: + Trùng kiết lị nuốt hồng cầu còn trùng sốt rét thì chui vào phá hồng cầu. + Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống + Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người qua vật trung gian là muỗi Anôphen 1 điểm
Tài liệu đính kèm: